Stop Loss là gì? Trong giao dịch forex, cắt lỗ sẽ giúp trader hạn chế được mức thua lỗ của mình khá hiệu quả. Tùy thuộc vào từng đối tượng, hình thức đầu tư mà trader có những phương pháp tính điểm đặt lệnh Stop Loss khác nhau. Để hiểu hơn về cách đặt Stop Loss hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Forex Dictionary nhé.
Khái niệm Stop Loss là gì?
Stop Loss còn được viết tắt là SL, đây là lệnh cắt lỗ, dừng lỗ tự động đã được cài đặt sẵn (không bắt buộc) bởi các trader trong các lệnh giao dịch của chính mình. Stop Loss được sử dụng nhằm mục đích giảm được rủi ro cũng như là giới hạn được phạm vi thua lỗ ở một mức cố định nếu như rơi vào tình huống thị trường đi ngược lại với hướng mà trader đã kỳ vọng.
Ở một mức giá cố định, Stop Loss sẽ được thiết lập sẵn. Khi giá có hành động di chuyển đi ngược lại với hướng mà trader vào lệnh và chạm vào mức giá này thì ngay lúc đó lệnh giao dịch sẽ tự động đóng lại. Sau đó, nếu như thua lỗ, số tiền thua sẽ được phần mềm tự động tính toán và trừ thẳng vào tài khoản giao dịch của trader.
- Với lệnh Buy, so với mức giá thấp hơn thì Stop Loss sẽ được đặt thấp hơn. Và đồng thời, giá sẽ nằm ở dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
- Với lệnh Sell, so với giá khớp lệnh thì Stop Loss sẽ được đặt ở mức giá cao hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ nằm ở trên vùng kháng cự quan trọng.
Chẳng hạn như ví dụ về cặp tiền EUR/CHF ở trên khung thời gian H1 sau đây:
Qua việc phân tích biểu đồ này, ta thấy được đang có một xu hướng đảo chiều giá từ tăng sang giảm. Lúc đó, tại mức giá 1.03589 USD trader sẽ thực hiện lệnh Sell sau khi giá có sự phá vỡ mạnh mẽ qua đường neckline. Ngoài ra, trader cần đặt Stop Loss trùng với đáy gần nhất tại vị trí mức giá 1,04135 USD.
Đặt Stop Loss có ý nghĩa là gì?
Đối với các giao dịch forex, việc đặt lệnh Stop Loss là điều cực kỳ quan trọng mà không thể bỏ lỡ. Như vậy, ý nghĩa của việc đặt Stop Loss là gì?
Hạn chế việc bị lỗ quá nhiều
Trên thị trường forex, các rủi ro luôn tiềm ẩn có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và chắc chắn sẽ không trader nào muốn bị thua lỗ bởi vì xu hướng sai. Chính vì vậy, khi thị trường biến động mạnh mà trader không đặt Stop Loss thì sẽ rất dễ bị cháy tài khoản.
Khi thiết lập Stop Loss, dù cho thị trường có xảy ra biến động mạnh thế nào đi nữa thì trader cũng sẽ giới hạn được mức rủi ro về mức tối đa nhất mà bản thân mình có thể chấp nhận.
Kiểm soát được tâm lý giao dịch của trader
Phần lớn các trader khi tham gia giao dịch sẽ đều mang trong mình suy nghĩ gồng lỗ. Mặc dù khi đó giá đã đi ngược lại với xu hướng thế nhưng trader vẫn luôn muốn giữ lệnh thêm trong một khoảng thời gian nữa. Nguyên nhân là vì mọi trader đều hy vọng rằng giá sẽ quay đầu cũng như di chuyển về theo hướng ban đầu đã dự đoán. Chính vì điều này mà các khoản lỗ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Thế nhưng khi đặt Stop Loss, trader sẽ không bị tâm lý giao dịch chi phối bởi vì điểm cắt lỗ sẽ được thiết lập sẵn.
Không cần thường xuyên theo dõi lệnh
Trong giao dịch hiện nay, trader không thể nào liên tục theo dõi thị trường để chốt lời hay cắt lỗ kịp thời. Khi đó, giải pháp hỗ trợ trader đóng lệnh chính là Stop Loss. Điều này sẽ giúp cho khoản thua lỗ được giảm thiểu tối đa khi thị trường có xu hướng đi ngược hướng so với hướng lệnh đã vào ngay đầu. Trader có thể kiểm soát điều này kể cả khi offline cũng như nắm được các biến động của tài khoản nhanh chóng.
Hướng dẫn cách đặt Stop Loss hiệu quả
Để có thể quản lý được rủi ro trong các giao dịch, trader cần đặt lệnh Stop Loss. Đây chính là cách tuyệt vời nhất để trader có thể bảo vệ được tài khoản của mình.
Sau đây, Forexdictionary sẽ hướng dẫn trader cách đặt lệnh Stop Loss chính xác và đơn giản nhất qua ví dụ của cặp tiền EUR/CHF ở khung thời gian H1.
Bước 1: Xác định điểm vào lệnh
Trên khung thời gian H1, khi phân tích biểu đồ giá của cặp tiền tệ EUR/CHF, trader sẽ nhận thấy sự xuất hiện của một mô hình gọi là vai đầu vai. Khi đường neckline đi xuống bị giá phá vỡ, đồng thời các râu nến cũng không tăng giá. Như vậy, có thể thấy giá đang chuẩn bị có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Không những thế, trước đường giá MACD, chỉ báo động lượng đang chạy cũng giao cắt với nhau cũng như có hướng đi xuống. Hơn nữa, cây nến Doji thân dài cũng xuất hiện và nến giảm mạnh. Khi đó, tại mức giá 1.08449 USD, trader cần phải vào lệnh SELL.
Bước 2: Xác định điểm take profit và Stop Loss
Đối với trường hợp này, vai đầu vai chính là mô hình giá mà trader cần sử dụng để làm điểm tựa chính. Vì vậy:
- Đặt điểm Stop Loss tại mức giá 1.08852 ở vùng vai bên phải.
- Take profit sẽ được đặt tại mức giá 1.07368 sao cho trùng với Fibonacci mở rộng 78.6%.
Dựa vào các mức giá đã cài đặt, việc tính toán số pips mất hoặc được khá dễ dàng như sau:
- Điểm đặt Stop Loss sẽ mất được tính bằng cách: Lấy điểm đặt Stop Loss trừ đi điểm mà trader vào lệnh. Như vậy sẽ bằng 1.08852 – 1.08449 = 40.3 pip.
- Cách tính điểm đặt take profit sẽ được như sau: Lấy điểm đặt take profit trừ đi cho điểm mà trader đã vào lệnh. Cụ thể sẽ bằng 1,07368 – 1,08449 = 108,1 pip, đồng thời R:R sẽ có tỷ lệ gần bằng 1:3.
Bước 3: Xác định được số tiền tối đa có thể thua lỗ
Đối với lệnh giao dịch, tỷ lệ Stop Loss sẽ không được phép vượt quá 1% đến 2% số dư có trong tài khoản của trader. Chính vì điều này mà nếu như trader thua lỗ số vốn là 5.000 USD và mỗi lệnh sẽ có tỷ lệ Stop Loss 2%, thì lệnh này sẽ có mức thua lỗ tối đa là 100 USD.
Như vậy, nếu như đối với lệnh này trader sẽ sẵn sàng chấp nhận số tiền thua lỗ là 100 USD và dựa trên mức đặt Stop Loss với số pips là 40 theo như phương pháp giao dịch cá nhân. Thì lúc này, khối lượng giao dịch mà trader tính được để thực hiện giao dịch sẽ thực hiện bằng công thức sau:
Số tiền thua lỗ = Khối lượng (lot) = Số pip thua lỗ * Đơn vị lot tiêu chuẩn * Giá trị pip trên một đơn vị tiền tệ.
Trong công thức này,
- Số tiền mà trader chấp nhận thua lỗ: 100$.
- Đối với cặp EUR/CHF, đơn vị lot tiêu chuẩn: 100.000.
- Số pip thua lỗ: 40.3 pips.
- Giá trị pip khi tính trên một đơn vị tiền tệ EUR/CHF: 0.0001$
Sau khi áp dụng công thức, trader sẽ tính được khối lượng vào lệnh sẽ bằng xấp xỉ là 0.25 lot.
Bước 4: Cài đặt lệnh Stop Loss
Đối với một cách đặt Stop Loss hiệu quả, trader cần phải chờ đợi hành động giá diễn ra trên thị trường cũng như thực hiện việc vào lệnh theo như kế hoạch mà mình đã phân tích và tính toán kỹ lưỡng.
Nếu như trader bận rộn và không có nhiều thời gian để theo dõi thị trường, để không bỏ lỡ các cơ hội hiếm có thì trader có thể nghĩ đến việc đặt lệnh cờ Sell Limit.
Như vậy, trên đây là toàn bộ cách đặt lệnh Stop Loss chi tiết mà ForexDictionary muốn chia sẻ đến các trader. Với các bước thực hiện rõ ràng cũng như với ví dụ minh họa, mong rằng trader sẽ có được những giao dịch thành công và hạn chế được rủi ro nhờ vào cách đặt lệnh Stop Loss này nhé.
Những phương pháp tính điểm Stop Loss cơ bản
Khi đầu tư tài chính hay đầu tư forex, để tính toán điểm Stop Loss sẽ có rất nhiều phương pháp. Sau đây sẽ là hai phương pháp cơ bản mà trader cần phải biết đến.
Phương pháp tính điểm Stop Loss bằng tỷ lệ phần trăm
Với phương pháp này, ở mỗi đối tượng tham gia giao dịch khác nhau thì sẽ có cách cắt lỗ khác nhau theo tỷ lệ phần trăm.
Đối với các trader giao dịch theo hình thức đầu tư giá trị – Holder
Đối với hình thức này, mức Stop Loss sẽ có sự thay đổi dựa vào “sức chịu đựng” khác nhau của mỗi trader. Tuy nhiên, gần như các holder không có khái niệm Stop Loss, tức là đối với họ, Stop Loss sẽ ở trạng thái vô cực.
Các holder sẽ có tâm lý tin tưởng sau khi đã tìm hiểu dự án. Họ tin rằng những dự án này sẽ phát triển ngày càng lớn mạnh và việc đồng coin tăng giá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Những holder này sẽ mua và giữ hold cho đến một thời điểm thích hợp nào đó để bán ra kiếm lời.
Ví dụ như đồng Chainlink (Link), đã có lúc đồng này rơi tự do từ 5$ về 1$ vào thời điểm tháng 3/2020. Và ở thời điểm hiện tại, giá trị của đồng LINK là 10.77$. Nếu như trước đó việc cắt lỗ không diễn ra thì nhiều người sẽ không thấy được việc đồng này đạt LINK như giá trị hiện tại.
Đối với các trader giao dịch theo hình thức lướt sóng – Trader
Đối với các trader đầu tư theo hình thức lướt sóng, thì sử dụng Stop Loss sẽ phù hợp hơn. Bởi lẽ đối với các nhà đầu tư này, biến động giá cả trong khoảng thời gian ngắn hạn là điều rất quan trọng. Chính vì vậy mà mức tỷ lệ Stop Loss lý tưởng sẽ dao động từ 10% đến 20%. Và đương nhiên, tỷ lệ sẽ có sự biến động tùy thuộc vào từng trader. Do đó, những con số vừa được đề cập chỉ là mức trung bình mà thôi.
Kết luận
Tóm lại, đối với phương pháp cắt lỗ theo tỷ lệ % với hai hình thức giao dịch tương ứng với hai loại hình nhà đầu tư như trên, ta có được:
- Thông thường, tỷ lệ % sẽ được dao động ở mức 10% cho đến 20%. Ở mỗi trader khác nhau sẽ có sự khác nhau khi lựa chọn tỷ lệ % phù hợp cho riêng mình.
- Tỷ lệ % này sẽ được dựa trên việc chịu lỗ của mỗi trader. Đó chính là lý do vì sao các trader nên thực hiện đầu tư bằng tiền nhàn rỗi. Với tâm lý thoải mái thì trader sẽ có tâm lý chịu lỗ vững vàng hơn nhiều.
Phương pháp tính điểm Stop Loss theo đường trung bình động
Cắt lỗ theo đường trung bình động
Khái niệm
Đường trung bình động là một phương pháp tính toán về giá trung bình ở trong một khoảng thời gian nào đó nhất định. Hay có thể hiểu đây là một đường trung bình cộng liên quan đến giá của một cặp đồng coin nhất định. Trong giao dịch forex, đường bình động được biết đến là một công cụ phân tích kỹ thuật có chức năng đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường ở nhiều thời điểm khác nhau.
Các chu kỳ thời gian mà trader có thể áp dụng sẽ là ở mức 20/50/100/200 kỳ,… Điều này cho thấy nếu như trader đi một xu hướng ngắn hạn thì có thể chọn những chu kỳ ngắn hơn.
Ví dụ như trader chọn cặp BTC/USD để giao dịch. Với khoảng thời gian ngắn hạn có thể sử dụng đường trung bình động 20. Nếu như đường giá cắt lên trên đường MA 20 thì điều này thông báo về một xu hướng tăng và ngược lại. Và hiển nhiên, trader có thể theo dõi mức Stop Loss của mình thông qua đường MA 20 nếu như muốn đi theo một xu hướng ngắn hạn. Trường hợp giá đóng cửa vượt qua nó thì trader có thể thoát khỏi giao dịch sau khi dừng lệnh Stop Loss.
Trader có thể sử dụng MA 50 hay MA 100 tùy thuộc vào từng khoảng thời gian khác nhau cho các chiến lược giá ở trung hạn. Còn trong chiến lược dài hạn thì nên sử dụng đường MA 200.
Ưu và nhược điểm
MA là một dạng chỉ báo có một độ trễ nhất định. Ví dụ như với cột thời gian trong một ngày, trader tiến hành theo dõi biến động giá. Và phải cho đến khi giá đóng cửa thì trader lúc đó mới có thể xác định được mức tính toán đường MA. Đồng thời, cũng với độ trễ này nó sẽ đưa ra các tín hiệu ít có sự sai lệch và các biến động bất thường từ bên ngoài thị trường đến với trader ở một số trường hợp khác.
Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến trader đánh mất đi các cơ hội giao dịch hiếm có trong khoảng thời gian này. Với sự biến đổi không ngừng nghỉ của thị trường, đôi khi mọi thứ sẽ không diễn ra đúng với những gì mà trader đã tính toán.
Loại hình đầu tư phù hợp?
Tùy thuộc vào từng khoảng thời gian mà trader lựa chọn tính toán, đường MA sẽ có sự phù hợp với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu như trong khoảng thời gian ngắn hạn là 20 kỳ thì hình thức intraday sẽ khá phù hợp để đầu tư.
Lý do là bởi vì sự thay đổi về giá ở các khung thời gian này sẽ được chú trọng nhiều hơn. Từ đó, nó sẽ nhanh chóng chỉ ra sự thay đổi ở trong xu hướng thị trường sắp tới. Do vậy, nó sẽ hiển thị xu hướng sắp tới tốt hơn khi xét về mặt ngắn hạn.
Cắt lỗ dựa vào vùng hỗ trợ – Support
Khái niệm
Vùng hỗ trợ về cơ bản sẽ luôn nằm ở bên dưới mức giá ở hiện tại. Trên biểu đồ, mọi mức dao động thấp đều có thể được xem là hỗ trợ. Mức hỗ trợ được xem là càng mạnh khi thị trường có mức biến động, mức rung lắc càng rõ nét.
Sẽ có hai khả năng xảy ra với đường hỗ trợ như sau:
- Giá sẽ có tín hiệu đảo chiều tại đường hỗ trợ. Điều này cho thấy thị trường đang đi lên.
- Giá có thể “đâm thủng” tại đường hỗ trợ và lao dốc xuống phía dưới liên tục. Điều này có thể được xem là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện đang dần hiện lên của thị trường downtrend. Có thể là thị trường có một biến động nào đó khiến cho lượng bán ra lớn và giá trượt dài ra bên ngoài khỏi vùng an toàn.
Khi đó, sẽ rất phù hợp khi điểm Stop Loss nằm bên dưới đường hỗ trợ. Khi vượt qua được đường hỗ trợ, giá sẽ chạm ngay được đến lệnh Stop Loss đã được trader đặt trước đó. Như vậy, trader sẽ tiến hành việc bán ra để bảo toàn tài sản. Một vùng hỗ trợ mới sẽ bắt đầu được mở ra khi giá vượt qua được mức hỗ trợ trước đó. Điều này nhằm mục đích dự đoán các biến động giá tiếp theo của đồng coin.
Ưu và nhược điểm
Phương pháp này được đánh giá là có cách áp dụng khá dễ. Tuy nhiên, đôi khi trader vẫn sẽ bị chi phối bởi cảm tính khi sử dụng đường này. Bởi lẽ, trong giao dịch sẽ có rất nhiều trader có tâm lý “tiếc nuối”.
Loại hình đầu tư phù hợp
Sử dụng đường hỗ trợ như là một phương pháp cắt lỗ sẽ rất phù hợp với những trader giao dịch theo trường pháp Swing trading. Bởi vì nhờ vào việc quan sát những biến động của giá, trader có thể sẽ phát hiện ra được một xu hướng mới của giá sắp sửa xảy ra đối với đồng coin này.
Cắt lỗ dựa trên đánh giá mức thấp/cao của giá trong khoảng thời gian nhiều ngày
Khái niệm
Với phương pháp này, trader cũng sẽ quan sát các biến động của giá ở trong một khoảng thời gian nào đó nhất định. Sau đó, tiến hành xác hành căn cứ đặt giới hạn cắt lỗ thông qua mức giá thấp nhất ở trong một ngày.
Ví dụ như ở trong một khung thời gian nào đó bất kỳ, trader sẽ quan sát biến động giá của đồng tiền ETH. Trong một ngày đó, trader sau khi quan sát sẽ phải xác định được các mức giá khác nhau. Sau đó là một thời điểm mà ở đó có mức giá thấp nhất để tiến hành đặt lệnh Stop Loss.
Ưu và nhược điểm
Về cơ bản, phương pháp này khi sử dụng để đặt Stop Loss vẫn là dựa vào các biến động quá khứ của đồng coin. Và nhược điểm của phương pháp này đó chính là nó phụ thuộc lớn vào các biến động giá của thị trường.
Ví dụ như trong giai đoạn sideway, tức là giá đi ngang và không có biến động lớn. Đồng coin ở giai đoạn này sẽ giới hạn đặt Stop Loss ở mức thấp. Thế nhưng chỉ cần xuất hiện một đợt dump và giá tụt xuống ở mức tận đáy thì giới hạn cắt lỗ dựa vào hình thức này sẽ được mở rộng ra. Trong trường hợp đó, việc giới hạn cắt lỗ ở một mức lớn sẽ khiến cho nhiều trader lo lắng cắt lỗ trước mặt dù giới hạn đã đặt ra chưa đến.
Loại hình đầu tư phù hợp
Loại hình đầu tư phù hợp đối với phương pháp này đó chính là dạng intraday. Bởi vì trader sẽ đưa ra được những mức giới hạn cắt lỗ cho ngày hôm sau nhờ vào việc căn cứ vào những chỉ số giá ở các thời điểm liền kề.
Những nguyên nhân khiến trader không đặt Stop Loss
Chưa nghe đến việc đặt lệnh Stop Loss
Đây có lẽ là một nguyên nhân không thể chấp nhận được đối với một trader tham gia giao dịch forex. Cho dù có là trader mới tham gia giao dịch hay chưa có nhiều kinh nghiệm, thì khi tìm hiểu thị trường nhất định phải biết đến Stop Loss là gì. Đây được xem là một thuật ngữ cơ bản không thể bỏ qua của thị trường ngoại hối.
Không biết cách đặt Stop Loss hiệu quả
Đối với các trader không thật sự nghiêm túc trong việc tìm hiểu về giao dịch forex thì sẽ rơi vào nguyên nhân này. Trước khi bắt đầu tham gia giao dịch forex, cho dù đó là một trader non trẻ, ít kinh nghiệm hay giàu kinh nghiệm thì thông qua các diễn đàn, website sàn giao dịch, các trang thông tin forex đều sẽ có cơ hội hiểu và biết cách đặt lệnh Stop Loss.
Ở đây, không nhắc đến những chiến lược phức tạp, khi mà xu hướng thị trường quá rõ ràng cũng như các vùng giá quan trọng không xuất hiện để đặt Stop Loss. Nếu như không có đủ hiểu biết và kiến thức về việc đặt lệnh Stop Loss thì đầu tiên trader sẽ không thể tham gia giao dịch trước khi nói đến chuyện đặt Stop Loss.
Không muốn bị quét Stop Loss
Việc để lệnh bị quét trước khi nó đi đúng với dự đoán xu hướng ban đầu thì chỉ có thể xảy ra hai trường hợp đó là hoặc trader xác định sai điểm Stop Loss hoặc là ngay từ đầu đã dự đoán sai xu hướng.
Có thể khi mới bị quét Stop Loss một, hai lần đầu trader sẽ không cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, nếu cứ bị quét liên tục thì trader cần xem xét lại khả năng phân tích và hệ thống giao dịch của mình.
Đối với trường hợp trader bị thua lỗ bởi vì bị dính Stop Loss thì đây là một rủi ro mà bất kỳ trader nào cũng phải chấp nhận khi tham gia giao dịch forex.
Khi thua lỗ chạm mức cho phép thì muốn mình tự đóng lệnh
Để có thể tự đóng lệnh khi thua lỗ đã chạm mức cho phép thì trader cần phải làm rõ được hai vấn đề chính là mức thua lỗ cho phép là bao nhiêu cũng như trader có tự tin sẽ kịp thời đóng lệnh để chốt mức thua lỗ ở trong phạm vi cho phép hay không
Ví dụ như trader mở lệnh Buy đối với cặp tiền EUR/USD, trader dự tính rằng mình sẽ đóng lệnh nếu như mức thua lỗ chạm 50 pips và không đặt lệnh Stop Loss. Như vậy, để làm được điều này trader cần phải ngồi nhìn máy tính liên tục và canh khi nào giá giảm xuống 50 pips thì sẽ nhanh chóng đóng lệnh.
Điều này sẽ không thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân như sau:
- Chẳng hạn như trader có thể đảm bảo rằng mình sẽ không xảy ra nhiều tình huống đột xuất trong thời gian giao dịch diễn ra hay không? Hay chẳng hạn như khi trader cần đi vệ sinh, ăn uống,… thì sẽ xảy ra khả năng giá biến động giảm xuống hơn 100 pips là điều không ai biết trước được.
- Có thể trader đã sẵn sàng đóng lệnh khi nhận thấy giá đã giảm dần đến 50 pips. Tuy nhiên, chỉ trong vài giây, giá đột ngột giảm mạnh nhanh chóng và trader không thể trở tay kịp. Thị trường sẽ không ngừng biến động khôn lường, chính vì vậy trader sẽ không kiểm soát được nếu như không tính toán kỹ lưỡng trước.
- Mặc dù trader đã đóng lệnh khi giá vừa giảm xuống 50 pips một cách chính xác. Tuy nhiên, vẫn sẽ có sự chênh lệch đối với con số này bởi vì spread cao hoặc do độ trễ của lệnh.
Tiếp đến, trader chấp nhận mức thua lỗ bao nhiêu là đủ? Trader đã tính toán mức thua lỗ tối đa sẽ là 50 pips. Thế nhưng trader có thực sự đủ lý trí đóng lệnh khi mức thua lỗ sắp chạm 50 pips như kế hoạch không? Đôi khi vào thời điểm đó, trader sẽ có suy nghĩ biết đâu thị trường sẽ đi lên khi mình đóng lệnh thì sao. Và từ đó, trader sẽ cố gắng giữ lệnh với mong muốn gỡ lỗ. Với tâm lý này, trader có thể may mắn gỡ lỗ nhưng cũng có đôi khi sẽ thua lỗ nhiều hơn nữa.
Có một sự thật rằng đối với những trader chuyên nghiệp, việc đặt lệnh Stop Loss đối với họ như thể là một nguyên tắc và nó luôn nằm trong mọi kế hoạch giao dịch của họ. Tuy nhiên, đối với các trader mới thì lại không đặt nặng tầm quan trọng của việc này. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho những trader mới bắt đầu gia nhập giao dịch forex bị thua lỗ cực kỳ nhiều.
Tổng kết những ưu điểm và nhược điểm của Stop Loss
Ưu điểm của Stop Loss là gì?
- Thời gian được tối ưu hóa: Đối với các trader không theo dõi thị trường được thường xuyên, để không bỏ lỡ các cơ hội hiếm có thì cần phải đặt Stop Loss. Lệnh này sẽ giúp trader cài đặt sẵn mức giá tự động dù cho trader đang offline hay đã đăng xuất.
- Dễ dàng kiểm soát mức giá trị theo kỳ vọng: Với cách thức này, trader sẽ kiểm soát được mức chịu lỗ của mình cũng như không rơi vào thế bị động.
- Bảo đảm an toàn ở mức độ nhất định: Stop Loss sẽ giúp các trader có được một vùng an toàn khi đầu tư và giới hạn được khoản thua lỗ trở một mức độ nhất định. Bên cạnh đó, đặt lệnh Stop Loss cũng như là một cách giúp trader điều chỉnh và kiểm soát được tâm lý của mình.
Nhược điểm của Stop Loss là gì?
- Đôi khi không thể thực hiện được: Khi mức giá đặt ra đã đặt được hoặc tốt hơn thì lệnh Stop Loss mới được thực hiện. Nếu như trader đặt mức giá giới hạn và mức giá dừng ở trong một khoảng cách không đủ thì sẽ không bao giờ khớp lệnh được.
- Cần nhiều điều kiện khi thực hiện Stop Loss: Để có thể đặt Stop Loss hiệu quả thì trader cần phải đáp ứng được các điều kiện. Vì khi đặt lệnh sai thì lệnh sẽ không được thực hiện và sẽ mang lại nhiều rủi ro cho trader trong quá trình giao dịch.
Như vậy, các chia sẻ về Stop Loss là gì đã được Forex Dictionary bật mí chi tiết qua bài viết trên. Với những hướng dẫn về cách đặt lệnh Stop Loss hay các cách tính toán điểm đặt Stop Loss, hy vọng rằng trader sẽ học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và áp dụng hiệu quả vào các chiến lược giao dịch của mình.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.