Cho đến hiện tại, mọi người vẫn thường nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008 đã để lại dấu ấn lớn cho nền tài chính toàn cầu. Hầu như, toàn bộ khu vực trên thế giới kể cả Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ bởi làn sóng này. Tuy nhiên, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008 vẫn chưa được nhiều người tìm hiểu. Vì thế, ở bài viết này của sanforex sẽ giúp bạn khai thác nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của sự kiện chấn động này.
Nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 được hình thành dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:
Bong bóng thị trường nhà đất
Theo như nhiều nguồn tin khẳng định rằng, nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới là do sự hình thành và kết thúc của thị trường nhà đất tại Hoa Kỳ.
Khoảng đầu những năm 2000, giá trị nhà ở tại khu vực Hoa Kỳ tăng vọt, điều này do các ngân hàng cho vay thế chấp đơn giản. Thậm chí, những khách hàng có tín dụng xấu cũng vẫn có thể sở hữu khoản vay.
Khi đó, có rất nhiều người đua nhau vay tiền để sở hữu căn nhà với lãi thấp, tuy nhiên sau khi chúng tăng cao họ lại không thể chi trả. Cho đến thời điểm, số lượng người không đủ khả năng trả nợ tăng cao làm cho giá trị nhà đất tụt dốc, dẫn đến bóng bóng thị trường nhà đất sụp đổ.
Chứng khoán hóa và nhiều công cụ tài chính rắc rối
Một trong những nguyên nhân khác nữa đó chính là nhiều khoản vay được chuyển đổi thành chứng khoán thế chấp, sản sinh ra nhiều công cụ tài chính phái sinh.
Khoảng chứng khoán ấy sẽ được mua lại bởi các trader trên thế giới và chiếm được vị trí tốt từ nhiều cơ quan nhìn nhận tín dụng. Điều này thiết lập nên tấm lưới bảo vệ ảo, nhiều khách hàng sẽ cảm thấy rằng sản phẩm này không có nhiều rủi ro và đáng để đầu tư.
Cho đến lúc người vay không thể trụ vững, mức giá chứng khoán hóa giảm sâu, nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Vấp ngã từ các tổ chức tài chính có tầm ảnh hưởng
Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 càng trở nên mạnh mẽ hơn là do những vấp ngã, thất bại từ nhiều tổ chức tài chính lớn.
Vào tháng 9 năm 2008, Lehman Brothers – một trong các ngân hàng đầu tư lớn nhất hành tinh, họ đã thông báo sụp đổ làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động và có chiều hướng xấu hơn. Nhiều ngân hàng đã cho vay qua lại với nhau, điều này dẫn đến tính thanh khoản nặng nề.
Không áp dụng tốt chính sách của FED và các gói cứu trợ
Một trong những nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 trở nên tồi tệ hơn khi không sử dụng sách FED thành công. Tuy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED cùng với chính phủ đã nỗ lực hết sức để có thể quản lý được diễn biến thông qua hình thức giảm mức lãi, cung cấp nhiều cứu trợ chẳng hạn như: Emergency Economic Stabilization Act 2008. Thế nhưng, những phương pháp mà FED đưa ra lại không thể hạn chế được tình hình suy thoái tài chính nghiêm trọng.
Ảnh hưởng từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008
Sau khi tìm hiểu xong nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008, cũng thấy được nó đáng sợ như thế nào. Không những thế, cuộc khủng hoảng ấy còn tác động xấu đến nền kinh tế thế giới cho đến hiện tại, ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm cho kinh tế thế giới suy thoái nặng nề
Chỉ trong thời gian ngắn mà cuộc khủng hoảng này đã xâm chiếm mọi ngóc ngách trên toàn thế giới, nhiều khu vực rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Thời điểm đó, GDP thế giới giảm mạnh, các quốc gia phát triển và đang phát triển rơi vào trạng thái nền kinh tế khủng hoảng.
Cụ thể, GDP của Hoa Kỳ giảm đến 4,3% ở năm 2009, đây là phần trăm giảm sâu nhất kể từ sau đợt suy thoái diễn ra vào năm 1929.
>> Xem thêm: Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì để kiếm lợi nhuận dễ dàng?
Tăng tỷ lệ nợ công
Rời vào trường hợp ấy, nhiều khu vực đã áp dụng chính sách tăng nợ công nhằm hỗ trợ các ngân hàng và đẩy mạnh lại nền kinh tế. Chính phủ Hoa Kỳ đã cho ra mắt gói cứu trợ TARP có mức giá lên đến 700 tỷ đô la, nhiều gói khôi phục kinh tế như gói kích thích 787 tỷ USD vào năm 2009.
Ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây nên hậu quả kéo dài về sau, trong nhiều năm liền nền kinh tế không có dấu hiệu tăng mà giảm sâu. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, điển hình như Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha đã gánh chịu cuộc khủng hoảng nợ công nặng nề và nhận sự trợ giúp từ Liên minh Châu Âu.
Tình trạng thất nghiệp tăng mạnh
Ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ tăng đến 10% vào tháng 10 năm 2009, tỷ lệ này tăng cao chưa từng có trong vòng 25 năm. Nhiều công ty sa thải nhân viên và phá sản nên lượng thất nghiệp tăng cao, cụ thể lên đến hàng triệu người.
Giá trị tài sản giảm sâu
Khi thị trường có diễn biến như vậy, giá trị tài sản của nhiều hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ đã sụt giảm đến hơn 20%. Cụ thể, từ 69 nghìn tỷ đô la ở mùa thu năm 2007 đã giảm mạnh xuống còn 55 nghìn tỷ USD vào những tháng đầu năm 2009, bay hơi hết 14 nghìn tỷ đô la.
Thị trường bất động sản tụt giảm
Khi đó, thị trường bất động sản cũng chịu tác động nghiêm trọng. Tại khu vực Hoa Kỳ, mức giá nhà ở tụt dốc không phanh khi bong bóng nhà đất nổ tung. Điều này làm cho hàng triệu người bị tịch biên nhà cùng với đó thị trường bất động sản suy thoái.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 làm cho các ngân hàng nổi tiếng sụp đổ hay đang cần sự trợ giúp từ các tổ chức tài chính. Nổi bật nhất, ngân hàng lớn tại Mỹ là Lehman Brothers đã đóng cửa vì ảnh hưởng của thị trường làm mất hơn 600 tỷ đô la, nhiều ngân hàng cũng gục ngã sau đó. Chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp các ngân hàng như Citigroup đã nhận về 45 tỷ đô la và nhiều công ty bảo hiểm tầm cỡ như AIG.
Kết quả nhận lấy sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 diễn ra trên toàn cầu cũng để lại nhiều ảnh hưởng xấu. Cụ thể, có đến 10.000 tỷ USD không thể tìm lại được, 30 triệu người thất nghiệp và có đến 50 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói. Thậm chí, tác động của nó còn kéo dài về sau, khi phải mất đến 10 năm thì thị trường kinh tế Hoa Kỳ mới có thể vực dậy thông qua các gói kích thích kinh tế. Không dừng lại ở đó, cuộc khủng hoảng đáng sợ này còn có những ảnh hưởng sau đây:
- Bear Stearns – ngân hàng đầu tư có quy mô lớn nhất tại phố Wall mong muốn nhận được sự trợ giúp, sau đó JPMorgan Chase đã tiến hành thu mua ngân hàng ngày với giá 30 tỷ USD.
- Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers cũng thông báo sụp đổ, thời gian mà sàn này hoạt động lên đến 165 năm nhưng không thể đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Từ sự việc này cũng thấy được trạng thái bán tháo trên nền tài chính Hoa Kỳ.
- Sàn giao dịch chứng khoán London, mở phiên trading vào ngày 15 tháng 9 với chỉ số FTSE giảm đến 56.5 điểm cơ bản. Đến ngày 16 tháng 9, sàn chứng khoán HongKong mở cửa giảm 5.4%, tại Thượng Hải giảm 4.5%. Mức giá tài sản tại một quỹ tiền tệ giảm thấp hơn 1 USD/Cổ phiếu và cao hơn 140 tỷ đô la USD rút khỏi quỹ các trader Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam như thế nào?
Sau năm 2007, quốc gia Việt Nam đã nhận được vốn đầu tư FDI lên đến 17.8 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng lên đến 8.4%. Thế nhưng, do tác động bởi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008 làm có tài chính nước ta cũng không tránh khỏi những thiệt hại lớn.
Đầu tiên, ở khía cạnh tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng: NHNN kể từ đầu năm 2008 đã nghiêm túc tuân thủ đúng chính sách hạn chế tiền tệ. Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát mạnh khiến lãi suất tăng vọt (thậm chí, từ đạt đến 20%/năm, biên độ dao động khoảng 150%). Dù khó khăn và lãi suất tăng cao đến thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận để có thể duy trì hoạt động. Mức tăng tín dụng giảm sâu nằm trong khoảng từ 0.56% đến 0.7%. Bên cạnh đó, các cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip cũng tụt dốc điểm hình như SSI: -84% và FPT: -78%.
Về mặt mức giá: Giá trị của các nhiên liệu tăng mạnh chưa từng có, toàn cầu đang ở mức báo động đỏ về lĩnh vực năng lượng. Tại thời điểm đó, giá vàng biến động khôn lường và tăng giảm không có quy luật, chỉ số vàng tăng mạnh nhất ở mức 220 điểm. Khủng hoảng đầu tư cũng ảnh hưởng đến giá lương thực tăng đáng kể, cụ thể xuất khẩu gạo tăng lên 26.7%. Rơi vào tình trạng này, Việt Nam lựa chọn phương án ngừng xuất khẩu gạo tương tự nhiều khu vực khác trên thế giới.
Khía cạnh bất động sản: Lúc này, thị trường bất động sản tại Việt Nam hầu như đứng im, mức giá nhiều BĐS giảm sâu đến tận 40%. Nhiều doanh nghiệp hoạt động bất động sản phải tê cứng khi sản phẩm không thể bán ra, song song với đó họ phải chi trả khoản lãi đắt đỏ từ phía ngân hàng.
Hoạt động xuất khẩu: Dễ dàng nhìn thấy tỷ lệ tăng trưởng ở hoạt động xuất khẩu sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do Hoa Kỳ chính là quốc gia trọng yếu đối với Việt Nam khi đạt đến 20% kim ngạch xuất khẩu. Vì Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng nên tạm thắt chặt các khoản chi, hoạt động nhập khẩu tại quốc gia này cũng hạn chế nhiều. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng nên việc xuất khẩu sang hai thị trường này là không thể.
Về lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tăng đáng kể trong khoảng nửa đầu năm 2008, chỉ số lạm phát nằm ở khoảng 2.86%/tháng. Thế nhưng, đến nửa cuối năm diễn biến có chiều hướng tốt hơn khi chỉ giảm xuống còn 0.38%/tháng. Điều này là do việc thay đổi mục tiêu tiên quyết của Chính phủ từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế chuyển sang ưu tiên hạn chế lạm phát.
Một vài lưu ý mà nhà đầu tư cần nắm về cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008
Sau khủng hoảng kinh tế 2008 các bạn cần lưu ý một vài vấn đề, nhất là từ việc ngân hàng đầu tư lớn nhất khu vực Hoa Kỳ phá sản. Đầu tiên, nên quản lý sát sao các khoản vay nợ, kiểm soát tốt rủi ro.
Bạn có thể sử dụng vàng để cất giữ tài sản của mình vì nó sẽ không mất đi giá trị khi thị trường bị khủng hoảng kinh tế, giá trị không phai theo thời gian. Chính vì thế, trong thời điểm khủng hoảng đầu tư vàng là lựa chọn sáng suốt nhất.
Trong trường hợp nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề, nhà đầu tư nên hạn chế các hoạt động đầu tư vì sẽ đối mặt nhiều rủi ro, thử thách. Nếu thị trường đang duy trì ổn định, bạn tham gia đầu tư 80% đến 90% vào cổ phiếu khi đó cần giảm tỷ trọng để cân bằng và ngăn chặn các tình huống xấu.
Nhiều cổ phiếu về lĩnh vực công nghiệp nặng như gang, thép… sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi thị trường diễn ra cuộc khủng hoảng, nguyên nhân là do lượng cầu tụt giảm sâu.
Lưu ý rằng, không phải khi nào nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì mọi lĩnh vực đều có chiều hướng tiêu cực. Vẫn xuất hiện nhiều ngành phát triển không ngừng khi thị trường biến động cực lớn, chẳng hạn như cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ tiện ích: điện, nước, khí đốt,… Chính vì thế, các nhà đầu tư cần nạp thêm kiến thức và nghiên cứu kỹ, biết tận dụng triệt để cơ hội, phân bổ giai đoạn hợp lý để đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả.
Bỏ túi các bài học bổ ích sâu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Diễn biến khủng hoảng kinh tế 2008 vô cùng phức tạp và khó đoán, vì thế mà nhiều ngân hàng và các tổ chức lớn cũng sụp đổ. Nhờ vào sự kiện này, nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới cũng nắm được nhiều kinh nghiệm đối phó khi có tình huống tương tự xảy ra. Bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây:
Xây dựng nhiều danh mục đầu tư
Cách tốt nhất, các nhà đầu tư nên phân chia hợp lý nguồn vốn của mình nhiều sản phẩm khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hóa,… Song song với đó, bạn có thể đầu tư vào thị trường nội và ngoại quốc, điều này giúp giảm và ngăn chặn các rủi ro khi thị trường xảy ra biến động.
Tận dụng tốt các cơ hội
Khi thị trường xảy ra các cuộc khủng hoảng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội vàng. Phải thật linh hoạt để tìm kiếm những cảnh cửa tốt để mang về lợi ích cho bản thân khi thị trường biến động khôn lường.
Biết cách học hỏi và nghiên cứu
Nắm kỹ các kiến thức về kinh tế, biết cách đọc và phân tích những chỉ số kinh tế cơ bản. Điển hình như GDP, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tiêu dùng,… Từ đây, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được phương án đầu tư chiếm ưu thế.
Nắm giữ tiền mặt
Thị trường tài chính hiện tại không thể nào kiểm soát được chắc chắn, chính vì thế giữ tiền mặt trong tay cũng là một ưu thế lớn khi thị trường có xu hướng giảm.
Quản lý cảm xúc
Trong quá trình đầu tư, việc ổn định trạng thái tâm lý và tránh đưa ra quyết định nôn nóng cũng là một cách thức đầu tư thông minh. Vì thế, hãy thật tỉnh táo và nên xây dựng kế hoạch đầu tư trung hoặc dài hạn vì dễ dàng xoay chuyển tình thế.
>> Xem thêm: Top 14 cuốn sách tâm lý giao dịch Forex hot nhất nên tham khảo ngay
Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên cuộc khủng hoảng này có quy mô bao phủ rộng và hậu quả nhận lại ngoài sức tưởng tượng. Làm cho nhiều quốc gia rơi vào tình cảnh khó chống cự được, nhiều ngân hàng lớn sụp đổ, phải mất rất nhiều năm mới có thể ổn định lại thị trường. Hy vọng với bài viết trên của sanforex sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý khi thị trường suy thoái.
>> Xem thêm: BlackRock là gì? Hành trình dẫn dắt tài chính thế giới của Blackok
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.