Money Laundering là gì? Cụm từ tiếng Anh này nghe có vẻ không mấy quen thuộc nhưng thực chất ai trong chúng ta cũng chắc hẳn cũng đã từng nghe qua cụm từ rửa tiền. Chính xác thì Money Laundering có nghĩa là rửa tiền, hay hành vi tìm cách giấu đi các nguồn tiền hoặc tài sản không hợp pháp. Thị trường tiền mã hóa phát triển cũng kéo theo việc xuất hiện nhiều hành vi rửa tiền vô cùng tinh vi. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về Money Laundering cũng như cách phòng chống nó nhé!

Money Laundering là gì?

Money Laundering hay còn có một cái tên phổ biến hơn là rửa tiền. Nó là một trình khá phức tạp khi kẻ rửa tiền muốn tìm cách giấu đi nguồn gốc của những tài sản trái với quy định của pháp luật. Một vài trường hợp thu lợi bất chính như: hack tài khoản để trộm tiền, buôn lậu chất cấm, tài trợ cho khủng bố,.. Qua việc thực hiện rửa tiền, thì những nguồn tiền đó sẽ trở thành nguồn tiền hợp pháp và sử dụng nó trên thị trường một cách bình thường mà không gặp trở ngại nào.

Với cụm từ “rửa tiền”, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được ý nghĩa trọng tâm của hành vi này. Họ sẽ thực hiện gột rửa “vết bẩn” trên tài sàn để nó trở nên “sạch sẽ”, và nguồn gốc thật sự của nguồn tiền sẽ bị chôn vùi.

Tiền điện tử đã xảy ra nhiều hành vi rửa tiền

Tiền điện tử đã xảy ra nhiều hành vi rửa tiền

Money Laundering được xem là một hành vi vô cùng nguy hiểm và khá phổ biến đối với tội phạm từ trước đến nay, kẻ phạm tội tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Để phòng chống các hành vi rửa tiền, đa phần các cơ quan/nhà nước đều xây dựng nên các chính sách tiền tệ cũng như quy định áp dụng riêng cho hoạt động chống rửa tiền (AML). Thông qua đó, cơ quan/nhà nước có thể dễ dàng phát hiện để kịp thời xử lý. Rửa tiền thường được tiến hành rất có quy tắc và khó phát hiện, bằng cách tìm ra sơ hở của an ninh công nghệ mà họ có thể ứng dụng nhiều cách khác nhau để rửa tiền “bẩn” thành sạch.

Nhìn vào sự tăng trưởng không ngừng của nhiều loại tiền tệ ngày nay với ngân hàng online mọc lên ngày càng nhiều đã tạo ra cơ hội cho những kẻ rửa tiền có thể dễ dàng hành động một cách nhanh chóng. Bọn chúng tinh vi khi áp dụng đa phương thức để thực hiện giao dịch chuyển và rút tiền để tránh sự chú ý của cơ quan, vì vậy mà nó trở thành một khó khăn cho những tổ chức về tiền tệ và tài chính trên toàn cầu. Do đó mà những cơ quan cần có sự kết nối chặt chẽ để những hành vi rửa tiền giảm dần và nâng cao hệ thống toàn cầu.

Song song đó, ở khía cạnh tài chính đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để chống rửa tiền. Điều này sẽ tạo nên bức tường thành vững chãi để ngăn chặn những đối tượng có ý đồ sử dụng ý đồ phạm pháp.

Chi tiết quá trình thực hiện Money Laundering

Sau khi biết được Money Laundering là gì, chúng ta hãy cùng đi qua nội dung tiếp theo để tìm hiểu quy trình thực hiện hành vi rửa tiền. Quy trình này được diễn ra với 3 bước chủ chốt.

Quy trình rửa tiền được thực hiện cụ thể như thế nào?

Quy trình rửa tiền được thực hiện cụ thể như thế nào?

Quy trình rửa tiền rất phức tạp và có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Họ làm điều này với mục đích rửa sạch các đồng tiền dính bẩn và sử dụng chúng một cách hợp pháp. Sơ lược về quy trình được diễn ra như sau:

  • Chuyển tiền/tài sản vào hệ thống (Placement): Trong bước này, kẻ rửa tiền sẽ tìm cách để đưa tiền bẩn vào trong hệ thống tài chính. Nói một cách dễ hiểu hơn thì họ sẽ đem tiền dưới danh của một công ty “ma” hoặc thông qua bên thứ ba để tiến hành đưa tiền vào tài khoản ngân hàng. Từ đó nguồn tiền bẩn có thể đi vào hệ thống tài chính một cách “đường đường chính chính”.
  • Thiết lập lớp phủ (Layering): Sau khi khoản tiền bẩn được đưa vào ngân hàng sẽ được phân bổ đến những giao dịch và các tài khoản khác nhau. Các giao dịch đó sẽ được thực hiện ở một hoặc nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những quốc gia không quy định chặt chẽ liên quan đến rửa tiền sẽ là mục tiêu mà họ hướng đến. Những giao dịch này sẽ được trá hình thông qua việc mua sắm ví dụ như: mua bất động sản, trang sức, xe ô tô,… Hành vi này được thực hiện với mục đích giấu đi nguồn gốc của tiền bẩn.
  • Thực hiện hợp thức hoá (Integration): Qua hai bước trên đã làm sạch đi nhưng đồng tiền bẩn và sau đó sẽ được chuyển về hệ thống tài chính, tài sản sau khi rửa đã không còn liên quan gì với những hoạt động trái pháp luận. Lúc đó, tiền bẩn trở thành tiền hợp pháp và được sử dụng như những đồng tiền sạch. Hiện tại, người rửa tiền đã có thể dùng tiền bẩn để tham gia đầu tư những dự án hoặc những doanh nghiệp, Hay thậm chí họ còn tạo ra quỹ từ thiện để che đi nguồn gốc thật sự của tiền bẩn.

Trên thực tế thì các hành vi mà bọn tội phạm âp dụng có thể tinh vi và phức tạp hơn như ba bước trên rất nhiều. Tuỳ vào trường hợp mà kẻ rửa tiền chó thể sử một bước một hoặc nhiều lần.

Cách thức Money Laundering được dùng phổ biến trên thị trường

Dù ở thị trường tài chính hay thị trường về tiền mã hoá thì những kẻ rửa tiền đã làm cho những hành vi này trở nên tinh vi hơn nhằm đạt được mục đích. Vì vậy, nó đã gây kho khăn cho những tổ chức chống Money Laundering khó khăn trong việc quản lý và phát hiện rửa tiền. Dưới đây sẽ là một vài cách thức được sử dụng phổ biến:

Phân nhỏ giao dịch (Smurfing)

Khoản tiền bẩn sẽ được họ phân nhỏ thành nhiều phần khác nhau và sẽ thực hiện giao dịch nhỏ, riêng lẻ. Qua mặt được những tổ chức về tài chính, sự nghi ngờ sẽ được giảm xuống vì khi tiến hành giao dịch lớn sẽ gây chú ý và bị phát hiện.

Xáo trộn (Mixing)

Mixing là phương pháp thường được áp dụng với mục đích gây khó nhận diện cho quá trình thực hiện giao dịch trước đó. Kẻ rửa tiền sẽ xáo trộn tiền từ nhiều người dùng hoặc tài khoản lại với nhau. Để hiểu rõ hơn có một ví dụ minh hoạ như sau: Tornado Cash đã tiến hành giao dịch với nhiều người dùng khác nhau, gây nên sự khó khăn trong việc kiểm soát nguồn gốc của đồng tiền.

Thực hiện những giao dịch ngoại tuyến

Tội phạm rửa tiền cũng thường sử dụng những tài khoản ngân hàng thuộc nhiều quốc gia trên toàn cầu với mục đích che giấu danh tính thật sự đứng sau tài khoản.

Dịch vụ từ các khu vực xảy ra nhiều rủi ro liên quan đến tài chính

Các quốc gia hay khu vực có chính sách về chống rửa tiền không sát xao hoặc thiếu các chính sách liên quan đến chống tài trợ cho khủng bố (CFT) sẽ trở thành mục tiêu mà tội phạm rửa tiền hướng đến. Ở những quốc gia, khu vực này không có sự rà soát thường xuyên nên việc thực hiện Money Laundering dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sàn giao dịch tiền fiat

Trong thế giới crypto chắc hẳn các bạn đều biết trong tiền kỹ thuật số có thể chuyển đổi ra tiền mặt thông qua sàn giao dịch tiền fiat, nền tảng được dùng phổ biến là P2P. Sau khi hoành thành, số tiền bẩn đó được sử dụng và rút ra một cách hợp pháp, và rất khó khăn khi phải tra lại rõ nguồn gốc của đồng tiền.

Dịch vụ kết hợp

Thông qua việc kết hợp đa dịch vụ ở sàn giao dịch mà tội phạm có thể truy cập đến khả năng thanh khoản bằng các địa chỉ đã được ghi lại. Dịch vụ này sẽ là cơ hội cho các tội phạm thực hiện rửa tiền, đặc biệt là các sàn không có sự nghiêm ngặt về quy định.

Chuyển tiền giữa những sàn giao dịch với nhau

Kẻ rửa tiền cũng thường áp dụng phương pháp chuyển tiền qua lại giữa nhiều sàn giao dịch tiền khác nhau. Hành vi này gây cản trở đối với quá trình điều tra cũng như phát hiện tội phạm.

Tiền điện tử ẩn danh

tiền điện tử, kẻ rửa tiền sẽ sử dụng những Blockchain ẩn danh hiện đại ngày nay với mục đích che giấu các thông tin về giao dịch, địa chỉ cũng như những khoản tiền. Ví dụ như Monero (XMR), loại tiền điện tử này có độ bảo mật cao cũng như ẩn danh tốt. Vì vậy mà tội phạm đã tận dụng để tiến hành những hoạt động rửa tiền mà khó lòng phát hiện.

Tội phạm luôn tận dụng mọi sơ hở và phương pháp để thực hiện Money Laundering để đạt được mục đích cuối cùng là rửa tiền.

Tác động của Money Laundering đến nền tài chính của một quốc gia

Phòng chống các hoạt động rửa tiền là điều rất cần thiết đối với việc tuân thủ những quy định, hệ thống được bảo vệ khỏi các nhân tố gây tổn hại. Vậy rửa tiền sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Ảnh hưởng đến nguồn cầu của dòng tiền

Money Laundering không chỉ diễn ra ngày càng phức tạp đối với thị trường tài chính thế giới mà còn ngày càng phổ biến ở những thị trường mới nổi, trong số đó đặc biệt nhất là crypto. Hệ luỵ của nạn rửa tiền là gây biến đổi không thể dự đoán trước đối với lượng cầu của dòng tiền cũng như hình thành nên các thay đổi lớn đối với nguồn vốn quốc tế và tỷ giá hối đoái.

>> Tham khảo thêm các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Một khi không có những biện pháp siết chặt các hành vi trái pháp luật này sẽ đẩy mạnh tiêu dùng mà chủ yếu là những hàng hoá xa xỉ. Kéo theo đó sự tăng trưởng không bình thường đối với cán cân thương mại, gây thất thoát những khoản thanh toán nước ngoài, diễn ra lạm phát và sự biến động đối với lãi xuất cùng như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Ngoài ra nguồn tiền trái pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chính sách tiền tệ. Vì ngân hàng trung ương cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng về nhu cầu của dòng tiền, nên khi có sự xuất hiện của tiền bẩn mà Central Bank không thể dự đoán trước sẽ kéo sự không phù hợp của chính sách tiền tệ.

Nguồn vốn nước ngoài trở nên hạn chế

Dòng tiền biến đổi bất thường bởi nguyên nhân rửa tiền cũng phần nào ảnh hưởng đến sự uy tín của một nền tài chính quốc gia đối với các đối tác, nhà đầu tư ngoại quốc. Khi thực hiện rót vốn đầu tư họ sẽ xem xét kỹ lượng liệu có nên hay không với quốc gia có nền tài chính không ổn định. Dù dòng tiền có được rửa sạch sẽ đi chăng nữa thì nó cũng không đem đến quá nhiều lợi ích cho nền kinh tế, thay vào đó là làm cho mức tăng trưởng giảm đi trong dài hạn kể cả tỷ lệ đầu tư vào. Bởi vì nguyên nhân đó mà những nguồn vốn từ nước ngoài cũng xem xét kỹ càng đối với những nước không có các chính sách làm giảm đi hành vi rửa tiền.

Tác động xấu đến nguồn thu nhập

Đối với những nguồn tiền có nguồn gốc bất chính sẽ làm cho một số thành phần ở xã hội nhanh chóng giàu lên. Hậu quả kéo theo đó là khoảng cách giữa giàu nghèo ngày càng xa, cuộc sống tha hoá cũng như an sinh xã hội không tốt sẽ làm khiến tỷ lệ tội phạm ngày càng tăng.

Tác động đến nguồn thuế

Nguồn thu công chiếm tỷ trọng tương đối lớn đối với nguồn thu thuế. Vì vậy khi hoạt động rửa tiền xảy ra chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách để tránh việc đánh thuế, hậu quả là nguồn thu thuế của chính phủ bị thất thoát nghiêm trọng. Kéo theo đó là ngân sách của nguồn thu không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu chi tiêu công, xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách.

Kéo theo hệ luỵ lớn đến những ngân hàng cũng như tổ chức về tài chính phi ngân hàng

Những ngân hàng cũng như các tổ chức về tài chính phi ngân hàng đó vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, khi hoạt động rửa tiền diễn ra thường xuyên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, gây ra tình trạng thất thoát nghiêm trọng khi hoàng loạt các ngân hàng bị rút đồng loạt một số tiền lớn.

Money Laundering còn kéo theo hệ luỵ là những tệ nạn về buôn người, buôn bán chất cấm, trốn thuế,… Bên cạnh đó nó còn là điều kiện cho các hoạt động kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh diễn ra, gây nên tình trạng tham nhũng, suy giảm niềm tin của người dùng đối với những tổ chức cũng như các ngân hàng liên quan. Những cá nhân và doanh nghiệp sẽ e ngại đối với những ngân hàng có liên quan đến hoạt động rửa tiền khi muốn gửi tiền vào.

Ví dụ thực tế với vấn nạn rửa tiền ở Việt Nam

Các hành vi Money Laundering đã từng xảy ra tại thị trường Việt Nam

Các hành vi Money Laundering đã từng xảy ra tại thị trường Việt Nam

Hoạt động rửa tiền của Địa ốc Alibaba

Đây là một vụ việc đã gây nên làn sóng dữ dội trên mạng xã hội trong năm 2019. Ở thời điểm đó, ông Nguyễn Thái Lực (1999) là tổng Giám đốc CTCP Địa ốc Alibaba đã thông qua tài khoản cá nhân của mình thực hiện hành vi che giấu khoản tiền bất hợp pháp cho hai anh trai là Nguyễn Thái Lĩnh và Nguyễn Thái Luyện với mục đích là đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. Số lượng nạn nhân của vụ việc là 6700 người đã có giao dịch mua bán những “bất động sản ma” từ tập đoàn Alibaba với con số lên đến 2500 tỷ đồng.

Rửa tiền thông qua thanh toán XNK

Ngày 25/09/2020, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thắng cùng với các đồng phạm đã bị cơ quan CSDT Công an Hà Nội đưa quyết định khởi tố với tội danh thông qua hoạt động thương mại quốc tế để tiến hành rửa tiền. Theo đó, đối tượng Nguyễn Văn Thắng và đồng phạm đã tiến hành mở công ty XNK hồng che giấu việc vận chuyển tiền mặt lên đến con số 30 ngàn tỷ đồng để “rửa sạch” nguồn gốc xuất xứ của số tiền này. Hình thức thực hiện là các đối tượng đã làm giả những hợp đồng thanh toán về thương mại quốc tế và trục lợi bằng cách thu phí dựa vào số tiền vận chuyển được và hoàn tất “rửa sạch”.

Rửa tiền thông qua cách thức đánh bạc

Vào năm 2018 có một vụ đánh bạc với quy mô nghìn tỷ đã xảy ra. Những đối tượng có liên quan bao gồm Phan Sào Nam (Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Giám đốc – Công ty VTC online), Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC). Đây là hai đối tượng cầm đầu đường dây rửa tiền và đánh bạc này.

Sau khi nhận số tiền phạm pháp từ hành vi đánh bạc, đối tượng Dương sẽ dùng số tiền đó tiến hành việc góp vốn vào CTCP Đầu tư UDIC với con số lên đến 580 tỷ đồng. Kế tiếp, hắn tách UDIC thành hai công ty con và thực hiện việc bán cổ phần cho những nhà đầu tư khác. Đối tượng Nam sẽ đảm nhận trách nhiệm gửi số tiền đó cho đồng phạm đem đi gửi tiết kiệm vào ngân hàng, mua bất động sản cũng như góp vốn cho công ty khác.

Biện pháp phòng chống Money Laundering

Hiện tay có nhiều biện pháp ngăn chặn hoạt động rửa tiền

Hiện tay có nhiều biện pháp ngăn chặn hoạt động rửa tiền

Để có thể phòng chống các hoạt động Money Laundering diễn ra trên thị trường cần sự kết hợp của cơ quan nhà nước và mọi người cùng với việc áp dụng những biện pháp manh. Dưới đây sẽ là một số biện pháp đang được ứng dụng phổ biến để ngăn chặn hoạt động rửa tiền:

Sử dụng những quy định có tính răng đe mạnh mẽ liên quan đến chống rửa tiền KYC, AML và SARS

Đối với lĩnh vực thuộc về tài chính cũng như tiền điện tự hiện nay, việc áp dụng những chính sách về phòng chống rửa tiền là vô cùng cần thiết và phải đẩy mạnh. Ở đó, tất cả mọi người đều được sở hữu khả năng thanh khoản lớn cũng như việc thực hiện giao dịch chuyển tiền giữa các quốc gia rất nhanh chóng, vì vậy mà kéo theo cơ hội rửa tiền cho bọn tội phạm. Nếu không có những chính sách chống rửa tiền được áp dụng thì sẽ xảy ra nhiều hành tri trái pháp luật hơn nữa như: buôn bán chất cấm, đầu tư khủng bố, buôn bán người,… Điều này cũng làm cho những kẻ tấn công mạng có thể mạnh dạn tấn công và đánh cắp tài sản.

Hiện nay, đa số các quốc gia đều áp dụng và thúc đẩy thực hiện những chính sách và quy định liên quan đến việc phòng chống rửa tiền dành riêng cho chị trường crypto. Ngoài chính sách từ chính phủ, doanh nghiệp và những sàn buộc phải tuân thủ các quy tắc, bao gồm xác minh danh tính cũng như đánh giá rủi ro đối với người dùng. Khi thực hiện KYC, người dùng buộc phải cung cấp những thông tin cá nhân, xác minh danh tính. Trong quy trình xem xét rủi ro người dùng sẽ nhận ra những hành vi đáng ngờ và tìm ra được nguồn gốc của tiền đầu tư một cách minh bạch.

Áp dụng các chính sách cũng như quy định về phòng chống rửa tiền

Áp dụng các chính sách cũng như quy định về phòng chống rửa tiền

Hai chính sách nhận được đánh giá cao đối với hoạt động phòng chống rửa tiền là KYC và AML. Ngoài ra, chính phủ cần đẩy mạnh các báo cáo liên quan đến những hành vi đáng ngờ là SARS, đây là một công cụ hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền. SARS đặt ra điều kiện bắt buộc những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải báo các những cuộc giao dịch khả nghi về cho cơ quan về tài chính. Các báo cáo này sẽ hỗ trợ cơ quan chính phủ dễ dàng rà soát và điều tra hành vi rửa tiền. Từ đó hỗ trợ thị trường tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng minh bạch và an toàn dành cho người dùng.

Nâng cao ý thức phòng chống Money Laundering

Mở những buổi đào tạo và tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống rửa tiền cho mọi người, đây là hành động nắm giữ vai trò quan trọng đối với việc ngăn chặn Money Laundering. Thông qua các buổi đào tạo, cá nhân, doanh nghiệp sẽ nhận thức được về mức độ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội cũng như cách phòng chống và giải quyết. Hãy luôn cập nhật các quy định mới liên quan đến ngăn chặn rửa tiền để có hiệu quả cao nhất.

Áp dụng những công nghệ tiên tiến để phòng chống rửa tiền

Công nghệ ngày càng tiên tiến và phát triển sẽ nắm giữ vai trò quan trọng đối với đời sống và tiềm năng phát triển của một đất nước. Ngoài ra, công nghệ còn đóng vai trò là công cụ hỗ trợ hoạt động chống rửa tiền ngày càng tinh vi như hiện tại. Việc phát hiện rửa tiền bằng AI và Blockchain sẽ trở nên dễ dàng cũng như nhanh chóng hơn. Các công cụ đó sẽ nhận dạng ra các mô hình cũng như hành vi khả nghi liên quan đến rửa tiền, từ đó đưa ra cảnh báo và giải quyết nhanh chóng các trường hợp này.

Tận dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để ngăn chặn Money Laundering

Tận dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để ngăn chặn Money Laundering

Thường xuyên thực hiện tuyên truyền về ngăn chặn rửa tiền

Cần tuyên truyền rộng rãi ở các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội về tác động tiêu cực của hành vi rửa tiền. Điều này sẽ giúp nâng cao ý thức xã hội đẩy lùi hoạt động phạm tội này. Dù bất kể là hành vi trái pháp luật nào thì ý thức mọi người vẫn là nhân tố cốt lõi để các chính sách có thể áp dụng hiệu quả và thành công.

Các quy định liên quan đến rửa tiền ở thị trường Việt Nam

Ở thị trường Việt Nam, nhà nước có quy định đối với tổ chức và cá nhân phạm tội tại điều 324 thuộc Bộ Luật Hình sự năm 2015 (có sửa đổi và bổ sung 2017) như sau:

Các quy định của pháp luật về hành vi rửa tiền tại thị trường Việt Nam

Các quy định của pháp luật về hành vi rửa tiền tại thị trường Việt Nam

Đối với cá nhân phạm tội sẽ có 03 khung hình phạt và hình phạt bổ sung như sau:

Khung 01 hình phạt từ 01 – 05 năm tù đối với hành vi phạm tội như:

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự vào những giao dịch liên quan đến tài chính ngân hàng hay những giao dịch khác với mục đích che giấu xuất xứ không minh bạch của tiền và tài sản mà bản thân có do phạm tội hoặc biết nguồn gốc của tài sản tiền bởi người phạm tội mà có.
  • Dùng tài sản và tiền từ phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác.
  • Che đậy thông tin về xuất xứ, vị trí, bản chất thật, con đường di chuyển tài sản và tiền, quá trình chuyển đổi quyền sở hữu đối với tài sản và tiền do phạm tội mà có, gây cản trở đối với hoạt động xác minh nguồn gốc tiền và tài sản.
  • Hoặc tiến hành các hoạt động trên với tài sản, số tiền đã được hoàn thành quá trình chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng bởi hành vi vi phạm pháp luật.

Khung 02 phạt từ 05 – 10 năm tù nếu thực hiện rửa tiền theo tổ chức, lợi dụng quyền hạn, chức vụ. Đối với người 02 lần trở lên phạm tội rửa tiền, cách thức rửa tiền theo hướng chuyên nghiệp, tinh vi. Tài sản, số tiền phạm tội trong khoảng từ 200 triệu – 500 triệu đồng, nguồn lợi bất hợp pháp từ 50 triệu – 100 triệu đồng và hành vi tái phạm mang tính chất nguy hiểm.

Khung 03 phạt từ 10 – 15 năm tù trong trường hợp tài sản, tiền do phạm tội từ 500 triệu đồng trở lên, thu lợi bất hợp pháp từ 100 triệu đồng trở lên và hoạt động rửa tiền gây tác động xấu đến toàn bộ hệ thống về tài chính, tiền tệ của đất nước. Người chuẩn bị rửa tiền cũng sẽ bị phạt từ từ 06 tháng – 3 năm tuỳ vào tình tiết vi phạm.

Hình phạt bổ sung là hình phạt hành chính tuỳ thuộc vào tình tiết vi phạm mà sẽ phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc tất cả tài sản.

Đối tượng là các tổ chức pháp nhân:

  • Nếu tội danh nằm trong Khoản 1 Điều 324 Bộ Luật Hình sự liên quan đến tội rửa tiền sẽ chịu phạt tiền từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng;
  • Nếu mức độ phạm tội rửa tiền nằm trong các điểm a, c, d, đ, e, g và h thuộc Khoản 2 điều 324 Bộ Luật Hình sự sẽ bị phạt tiền từ 5 tỷ – 10 tỷ đồng;
  • Trong trường hợp tội danh nằm trong khoản 3 Điều 324 của Bộ Luật Hình sự về tội rửa tiền sẽ phạt tiền từ 10 tỷ – 20 tỷ hoặc tổ chức sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 năm.
  • Nếu tội danh nằm trong Điều 79 của Bộ Luật Hình sự gây thiệt mạng cho nhiều người, tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự và an toàn xã hội và hậu quả không có khả năng để khắc phục.

Qua bài viết này chắc hẳn mọi người đã biết Money Laundering là gì và tác hại nghiêm trọng mà nó đem lại. Vì vậy mọi người hãy cùng hợp sức đẩy lùi các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp này để giữ cho môi trường kinh tế tài chính minh bạch và vững mạnh.

Xem thêm:

Tìm hiểu wash trading – Thủ đoạn giao dịch làm giả thanh khoản

Double spending là gì và tại sao nó là mối đe dọa với tiền điện tử?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan