AMM là gì? Mô hình này có tên đầy đủ là Auto Market Maker. Đây là mô hình phát triển về giao dịch tiền điện tử không tập trung, sử dụng những hợp đồng thông minh vào giao dịch chuyển đổi mã thông báo. AMM không dùng order book để xác định giá như thông thường mà thay vào đó là công thức trong toán học và sự cân bằng trong cung cầu tài sản. Vậy mô hình AMM là gì? Sử dụng nó có dễ dàng không? Và làm thế nào để khai thác tối đa lợi ích mà nó đem lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên.

Mô hình Automated Market Maker (AMM) là gì?

Auto Market Maker được vận hành theo cách nào?

Auto Market Maker được vận hành theo cách nào?

AMM viết đầy đủ là Automated Market Maker. Để hiểu rõ hơn về từ khoá AMM, hãy cùng nhau tìm hiểu trước về khái niệm Market Maker (MM).

Khái niệm Market Maker (MM)

Market Maker hay MM có thể là cá nhân, tổ chức hoặc công ty. Các cá thể này sẽ hoạt động với vai trò trung gian mua bán tài sản mang tính tạm thời. Nói một cách chi tiết hơn thì MM sẽ có chức năng cung cấp khả năng thanh khoản đối với tài sản, thành lập “sân chơi” cùng với các quy luật riêng mà người tham gia phải tuân theo.

Những Market Maker sẽ đưa ra cho bạn giải pháp khi bạn cần chuyển đổi loại tài sản này sang một loại tài khác. Và hiển nhiên mức giá mua và bán sẽ do họ thiết lập để phù hợp với những loại tài sản đó. Bằng cách đóng vai trung gian, họ sẽ thu được nguồn lợi từ khoảng tiền chênh lệch của giá mua vào và bán ra. Bên cạnh đó, việc thu phí cung cấp tính thanh khoản cho trader cũng như vào lệnh thị trường cũng sẽ giúp thu nhập của họ tăng đáng kể.

AMM là gì?

Automated Market Maker (AMM) là gì?

Automated Market Maker (AMM) là gì?

Như định nghĩa về Market Maker được nêu ra ở trên thì AMM hay Auto Market Maker được xem như là một nhà tạo lập thị trường một cách tự động. Hiểu một cách chi tiết hơn thì nó là một cơ chế tạo lập thị trường tự động đặc biệt, vận hành bằng các hợp đồng thông minh. Dựa vào kịch bản được cho trước cùng với việc tích hợp vào hợp đồng thông minh mà nó sẽ vận hành quy trình một cách tự động. Những hợp đồng được tích hợp sẽ có thể tự vào những lệnh giao dịch mua bán như đã đặt trước, bên thứ 3 hoàn toàn không cần phải can thiệp vào.

Mô hình AMM đang được áp dụng rộng rãi trên những sàn giao dịch không tập trung (DEX) và những ứng dụng không tập trung tương tự (P2P) khác vận hành ở nền tảng blockchain. Đặc tính phi tập trung cùng khả năng vận hành tự động, mô hình AMM sẽ hỗ trợ người dùng dễ dàng tiếp cận với thị trường của tiền điện tử, tiến hành những giao dịch mua bán các loại tài sản mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ 3 nào.

Những nhân tố tạo nên AMM là gì?

Mô hình AMM thường bao gồm những thành phần chính sau đây:

Nhóm Thanh Khoản (quỹ Liquidity Pool)

Liquidity pool là những quỹ được kêu gọi từ cộng động dành cho những cặp giao dịch, ví dụ như pool ETH-USDT. Những pool này hỗ trợ thanh khoản cho cả người mua và người bán. Khi trader muốn bán ETH đổi lấy USDT thì có thể nhờ sự hỗ trợ từ pool này. Cùng với đó trong trường hợp ngược lại, khi bạn muốn bán USDT mà mình đang sở hữu để đổi lấy ETH thì vẫn có thể thực hiện thông qua pool.

Khi xảy ra giao dịch mua bán, để đảm bảo sự cân bằng về giá thì tỷ lệ giữa những tài sản có trong pool sẽ được hợp đồng thông minh điều chỉnh tự động. Nhờ sự hỗ trợ từ cơ chế này mà những tài sản có trong pool luôn ở trạng thái sẵn sàng cung cấp cho trader có nhu cầu giao dịch, do đó mà những giao dịch trên AMM luôn được diễn ra một cách liên tục và không xảy ra tình trạng gián đoạn.

Liquidity Pool hoạt động như thế nào?

Liquidity Pool hoạt động như thế nào?

Nhà Cung Cấp Tính Thanh Khoản (Liquidity Provider – LP)

Để các pool thanh khoản có thể duy trì khả năng tồn tại, nhà cung cấp khả năng thanh khoản được yêu cầu phải có đóng góp vào mô hình AMM. Những người tham gia đóng góp sẽ có tên là Liquidity Provider, viết tắt là LP. Dễ hiểu hơn thì đây là nhóm những người có một vài loại tiền điện tử chưa sử dụng đến nên họ thực hiện việc gửi những loại tiền này đến hợp đồng thông minh dựa vào cấu trúc của từng pool.

Với mục đích thúc đẩy những LP tham gia đóng góp tài sản là tiền điện tử của bản thân vào giao thức, mô hình AMM đã thiết lập chính sách về phần thưởng xem như phí dưới dạng LP token cho những người gửi tài sản vào. Việc được nhận thưởng kho LP gửi tài sản đến giao thức có tên goin là Yield Farming hay canh tác năng suất.

Thuật Toán Định Giá

Vì là cô cụ tạo lập thị trường tự động mà AMM không cần đến sự tham gia của người thứ ba làm trung gian. Như định nghĩa đã đề cập ở trên thì mô hình AMm ứng dụng những công thức toán học để đưa ra định giá cho tài sản. Các công thức sẽ được thiết lập sẵn để áp dụng tính toán cho giá của mỗi tài sản. Trong đó thì công thức x * y = k là được sử dụng phổ biến nhất.

Tuy công thức này được sử dụng nhiều nhất nhưng không phải là duy nhất, có nhiều công thức khác được những nhà tạo lập nên thị trường sử dụng. Khi những sàn giao dịch theo hướng phi tập trung (DEX) càng phát triển thì những giao thức có độ phức tạp hơn sẽ được áp dụng nhue Curve Finance và Balancer. Nhưng dù là giao thức nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là đưa ra được mức giá ổn định đối với mỗi tài sản ở quỹ liquidity pool thông qua việc áp dụng thuật toán từ hợp đồng thông minh.

Mô hình AMM và lịch sử phát triển trong thị trường

Quá trình tạo thành và phát triển của mô hình AMM

Quá trình tạo thành và phát triển của mô hình AMM

Giai đoạn đầu

Uniswap là một trong các nền tảng đáng chú ý nhất đã góp phần đưa Automated Market Maker (AMM) lên top, đó là nơi lưu trữ những dự án đầy tiềm năng có thể đẩy giá lên gấp 10 hay thậm chí là 100 lần. Vào năm 2017 thì Bancor là cái tên đầu tiên ứng dụng AMM, nối tiếp theo đó là Kyber Network (2018)

Sự khác biệt giữa Kyber Network và Uniswap là nó có ứng dụng mô hình AMM theo hướng tập trung (centralized). Các pool thanh khoản trong hệ thống này sẽ được tập trung kiểm soát bởi những nhà tạo lập nên thị trường và đội ngũ phât triển dự án, các pool này sẽ không có sự đóng góp từ người dùng.

Uniswap chính thức áp dụng cơ chế AMM không tập trung (decentralized) vào tháng 11/2019, điều này đã cho phép người dùng có thể tham gia đóng góp vào thanh khoản của pool, từ đó gia tăng tính thanh khoản của hệ thống. Tất cả thành viên tham gia việc đóng góp tài sản vào pool (liquidity providers) sẽ có phần thưởng là phí khi có người thực hiện giao dịch ở Uniswap.

Curve Finance xuất hiện vào tháng 1/2020 là dự án đầu tiên được phát triển dành riêng cho những loại tài sản có tính ổn định như Stablecoin. Nhờ vào nó mà mức phí khi giao dịch của sẽ thấp hơn phí giao dịch ở Uniswap, mà còn đảm bảo được lợi ích cho những nhà đóng góp thanh khoản. Bên cạnh đó, Curve Finance còn khởi đầu cho kỷ nguyên “Curve Wars”, đây là nơi tập trung nhiều dự án có tính cạnh tranh với mục đích để được sở hữu CRV nhằm nắm quyền quản lý hệ thống Curve.

AMM trong giai đoạn bùng nổ

Vào giai đoạn này, những sàn giao dịch không tập trung đã bắt đầu áp dụng công cụ tạo lập thị trường tự động AMM (AMM DEX) vào đa hệ sinh thái và mỗi sàn đều có các đặc trưng riêng biệt.

Trong khi Uniswap chỉ cho phép người dùng đóng góp thanh khoản cho hai token với tỷ lệ 5:5 thì sự có mặt của Balancer đã đem lại sự tiện lợi mà trước đó chưa từng có khi có thể dùng thêm cùng với 8 token nữa. Hơn thế nữa, Balancer còn cho phép người dùng được quyền tuỳ chỉnh tỷ lệ những token ở mỗi lần đưa nó vào pool

Tiếp theo đó là sự ra đời của PancakeSwap là dự án đầu tiên ở BNB Chain theo mô hình AMM DEX. Dự án nhanh chóng nhận được sự chú ý đông đảo vì hướng phát triển đi theo chiều ngang. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những dịch vụ chuyển token mà PancakeSwap còn cung cấp nhiều tính năng đáng chú ý khác như Lottery, Trading Competition và Launchpad.

Và sau cùng sự xuất hiện của mô hình DEX Aggregator do 1Inch tạo ra đã giải quyết được vấn đề về việc hoạt động Liquidity riêng của mỗi DEX. Chi tiết hơn thì 1Inch sẽ hỗ trợ trader kết nối cùng với các pool thanh khoản, người dùng sẽ có lợi với mức giá trượt hấp dẫn nhất.

Những mô hình vận hành của Uniwap, 1Inch và PancakeSwap là những sàn tiêu chuẩn để các dự án sau học hỏi, ví dụ như:

– Sàn Uniswap: Là mô hình được sử dụng làm mẫu cho những nền tảng như VVS Finance, MDEX, Pangolin, Quickswap,…

– Sàn PancakeSwap: Các sàn dựa theo mô hình này bao gồm Biswap, Potem Finance, TraderJoe,…

– Sàn 1Inch: Là mô hình cho các nền tảng như OpenOcean, Matcha, Paraswap,… học theo và phát triển.

Giai đoạn phân nhóm và lọc lại mô hình

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của AMM DEX, đã chứng kiến sự chào sân của rất nhiều sàn giao dịch phi tập trung, thị trường có sự cạnh tranh vô cùng căng thẳng. Ví dụ như: Ethereum sở hữu Uniswap và Sushiwap, Avalanche lại có TraderJoe và Pangolin, hay PancakeSwap và Apeswap thuộc sở hữu của BNB Chain, hai cái tên thuộc Fantom như SpookySwap và SpiritSwap.

Sau khi dùng và trải nghiệm ở nhiều hệ sinh thái thì người dùng sẽ có xu hướng chọn sàn giao dịch có nhiều tiện ích và thanh khoản tốt nhất đối với họ. Vì vậy, các dự án buộc phải chạy đua để cải tiến và nâng cấp mới có thể làm hài lòng yêu cầu ngày càng cao của người dùng. Cho đến hiện tại có một số nền tảng nổi bật có thể kể tên như PancakeSwap, Uniswap, TraderJoe cũng như nhiều sàn giao dịch khác ở khắp hệ sinh thái chiếm được sự tin dùng của trader.

Bước vào giai đoạn này cái tên nổi bật nhất là Uniswap với bản nâng cấp v3, gồm nhiều những cải tiến mới mẻ cho người giao dịch cũng như nhà cung cấp khả năng thanh khoản. Do đó mà Uniswap không chỉ nổi trội trong TVL mà còn vượt qua cả phiên bản cũ của chính mình.

Giai đoạn bão hòa và tìm ra các lỗ hổng

Ở giai đoạn khi thị trường dần đi xuống (Downtrend), hầu hết các dự án kể cả những sàn DEX đều phải gặp những rào cản khó khăn. Thậm chí DEX có khả năng sẽ chìm trong trạng thái negative feedback loop hay còn gọi là vòng lặp những phản hồi tiêu cực vì các nguyên nhân sau:

– Khối lượng giao dịch dần giảm đi dẫn đến giao dịch thu về ít hơn. Từ đó mà tiền thưởng cho những nhà cung cấp khả năng thanh khoản (LP) chưa đủ hấp dẫn.

– Trong pool thanh khoản giá trị của những token giảm. Khoản thưởng từ những LP không thể bù đắp giá trị của tài sản giảm.

– Giá trị của token incentive dành cho LP giảm vì vậy mà tiền thưởng cho LP đã ngày một giảm xuống.

Song song đó là sự bùng nổ của giai đoạn DeFi, đa số dự án DEX đã dùng token của mình nhằm thúc đẩy người dùng cung cấp khả năng thanh khoản mà lượng giao dịch không đủ để bù đắp lại khoản chi phí đó. Vì vậy mà đã xảy ra tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng đối với token DEX, sàn giao dịch bị tác động tiêu cực từ việc này.

Từ tình huống này, mô hình thiếu tính bền vững của một vài DEX dần xuất hiện khi gặp tình trạng suy thoái. Thắc mắc chung của người dùng được đưa ra là làm cách nào để những dự án có thể có lời giải hợp lý cho bài toán incentive, có thể song song thúc đẩy LP và tạo ra được giá trị thặng dư về cho sàn.

Mô hình AMM có cách thức vận hành như thế nào?

Cơ chế tạo lập thị trường tự động của AMM là gì? AMM vận hành dựa vào 3 nhân tố chính đã được đề cập ở phần trước. Những pool thanh khoản được tạo ra từ những cặp giao dịch, chẳng hạn như ETH-USDT. Khi trader muốn chuyển ETH sáng USDT thì họ sẽ tiến hành giao dịch ở nhóm thanh khoản của ETH-USDT. Thanh khoản có thể được cung cấp bởi tất cả mọi người thông qua phương thức đặt vào pool cả ETH và USDT

Khi trader tiến hành việc chuyển đổi ETH thành USDT ở AMM, trong pool sẽ gia tăng thêm ETH và giảm đi USDF. Để tài sản trong pool có thể duy trì tỷ lệ cân bằng cũng như làm giảm đi sự chênh lệch về giá giữa những loại tài sản, AMM ứng dụng những phương trình toán học đã thiết lập sẵn. Khi trong pool tăng ETH thì giá của ETH ở pool sẽ giảm với mục đích duy trì tính cân bằng dựa vào công thức x*y=k. Theo đó, khi pool giảm đi lượng USDT thì giá của nó sẽ được đẩy lên.

AMM có thu một khoản phí không lớn đối với mỗi giao dịch, thông thường là một con số chiếm tỷ lệ nhỏ của số tiền cần giao dịch. Phần phí khi thu được sẽ được chi cho LP, con số được chia sẽ dựa vào số tiền trong pool mà họ đã đóng góp là bao nhiêu. Phần nhỏ còn lại sẽ được trích ra để làm chi phí nghiên cứu cải tiến cũng như duy trì vận hành mô hình.

AMM có phương thức vận hành không quá phức tạp

AMM có phương thức vận hành không quá phức tạp

Đặc điểm tạo nên một giao thức AMM là gì?

Như đã đề cập ở trên thì mô hình AMM được ứng dụng với mục đích đẩy mạnh tính phi tập trung. Trong nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ có sự so sánh AMM với một mô hình mang tính tập trung lag order book. Trước khi so sánh chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn nữa về AMM xoay quanh các đặc điểm chính của nó nhé!

Phi tập trung

Mô hình AMM mang tính phi tập trung được vận hành dựa vào nguyên tắc không tập trung và không phụ thuộc vào việc cấp quyền. Trader khi tiến hành giao dịch không cần phải liên hệ trước với bất kỳ bên thứ 3 nào, thay vào đó, những pool thanh khoản sẽ hỗ trợ họ giao tiếp trực tiếp cùng mã máy tính cũng như hợp đồng thông minh.

Sử dụng hợp đồng thông minh

Hoạt động của AMM chủ yếu diễn ra dựa vào hợp đồng thông minh. Đây cũng là yếu tố chính trong việc đẩy mạnh việc vận hành của AMM. Nó được thiết lập với những điều kiện cụ thể. Khi các điều kiện đó được đáp ứng thì hợp đồng thông minh sẽ thực hiện giao dịch mà không cần đến sự can thiệp từ bên thứ 3.

Không lưu ký

Ở AMM, tài sản của ai sẽ do bản thân họ tự chịu trách nhiệm. Đó là nguyên nhân tại sao những sàn DEX như Uniswap hay BakerySwap không bắt buộc người dùng tạo tài khoản. Họ có thể dễ dàng tiến hành giao dịch khi có kết nối với địa chỉ ví không vó lưu ký.

Giảm thao túng giá

Các hoạt động diễn ra ở AMM đều tự động. Cơ chế thuật toán được áp dụng nghiêm ngặt nên không vó khe hở để bên thứ ba tham dự với mục đích tác động vào giá của tài sản ở liquidity pool. Nhưng vẫn có một vài những MM đã tạo ra những “cửa hậu” để thu lợi cá nhân.

Những đặc điểm trên đã làm cho AMM trở nên uý tín hơn với khả năng bảo mật cao cũng như chống lại việc thao túng giá từ bên trung gian. Vì vậy những nhà đầu tư khi giao dịch trên AMM có thể yên tâm hoàn toàn.

Mô hình AMM có gì khác với Order Book?

AMM có gì giống và khác với Order Book?

AMM có gì giống và khác với Order Book?

Như nội dung đã đề cập ở trên, mô hình hỗ trợ cho những nhà đầu tư trong giao dịch crypto không chỉ có AMM. Ngoài AMM có một mô hình khác cũng được sử dụng phổ biến không kém đó là Order Book. Đây là mô hình được yêu thích ở những sàn giao dịch tập trung (CEX), đem lại các lợi thế đặc biệt. Nội dung tiếp theo sẽ phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình này:

Giống nhau

Cả hai mô hình không chỉ giới hạn sử dụng ở thị trường tiền điện tử mà còn ứng dụng rộng rãi trên thị trường tài chính.

Cả hai đều là công cụ bổ trợ không thể thiếu đối với nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch vì nó hỗ trợ cho các giao dịch được diễn ra một cách dễ dàng hơn

Khác nhau

Tiêu chí Mô hình AMM Mô hình Order Book
Vai trò của bên trung gian Không có bên thứ ba nào tham gia vào quá trình giao dịch của nhà đầu tư, mọi việc đều được diễn ra một cách minh bạch Cần sự có mặt của bên thứ ba theo quy định của sàn giao dịch
Cách thức vận hành Thúc đẩy những nhà đầu tư trở thành nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) khi có tài sản nhàn rỗi Sử dụng cách đặt bid để đấu giá và nhà đầu tư tự trao đổi giao dịch cho nhau.
Hình thức định giá Áp dụng thuật toán cho sẵn để định giá cũng như điều chỉnh giá và phân bố tài sản theo tỷ lệ. Sử dụng bid và ask để định giá thầu. Mỗi bên sẽ tự ra giá mua và bán. Hai giá trùng nhau thì khớp lệnh và giá đó sẽ là giá thị trường.
Nền tảng sử dụng Đa phần sàn DEX sẽ ứng dụng mô hình AMM. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ sẽ sử dụng mô hình Order Block như sàn Serum trên Solana. Sàn này sử dụng CLOB (số lệnh giới hạn trung tâm) thay cho AMM để đem lại năng lượng về cơ sở hạ tầng giao dịch của mình Trên sàn CEX thường ứng dụng mô hình Order Book.

Mô hình AMM có ưu và nhược điểm là gì?

AMM là mô hình có bước tiến lớn trong việc phát triển nền kinh tế không tập trung. Nhưng mô hình nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, AMM cũng không ngoại lệ. Nội dung tiếp theo sẽ chia sẻ về ưu và nhược điểm của AMM.

Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế tạp lập thị trường tự động là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế tạp lập thị trường tự động là gì?

Điểm mạnh

  • AMM đóng vai trò như giải pháp thay thế một cách hiệu quả cho những sàn giao dịch truyền thống, trader giao dịch không cần phải liên hệ bên thứ ba, phù hợp với mục tiêu của DeFi về xu hướng phi tập trung trong tương lai.
  • Đặc điểm tự động hoá từ AMM giúp trader không cần thực hiện đặt lệnh theo cách thủ công. Tất cả đều vận hành tự động dựa trên hợp đồng thông minh.
  • Nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thể là bất cứ ai, họ sẽ thu thêm được khoản tiền nhờ vào tài sản số.
  • Chi phí mà nhà giao dịch khi sử dụng mô hình AMM phải chi trả tương đối thấp vì sang đã được tối ưu hoá về chi phí khi vận hành.

Điểm yếu

  • Hiện tượng trượt giá hay còn gọi là slippage có thể xảy ra với AMM và gây ra thiệt hại tạm thời (impermanent loss). Điều này có thể khiến cho trader phải chịu tổn thất.
  • Các đồng tiền mới thường bị hạn chế tính thanh khoản. Đối với các loại tiền này thì rất ít người đầu tư dẫn đến việc pool thanh khoản sẽ khó mà duy trì.
  • Người mới có thể gặp khó khăn khi sử dụng AMM. Người dùng cần phải hiểu rõ về ví không lưu ký trước khi tham gia AMM cũng như những kiến thức về chọn pool cùng những khái niệm có liên quan. AMM sẽ có độ phức tạp hơn so với CEX.
  • Tính minh bạch trong AMM được nâng cao nhờ vào hợp đồng thông minh. Nhưng lại là miếng mồi ngon cho những kẻ tấn công mạnh. Ngoài ra, AMM vânc còn khá mới nên vẫn chưa thể tìm ra được hết những lỗ hổng về công nghệ. Bên cạnh đó những nhà tạo lập nên thị trường hoàn toàn có thể tạo nên “cửa sau” để thu lợi cá nhân. Những nhà giao dịch cần chú ý điều trên khi sử dụng AMM.

Trong AMM thường có những vấn đề gì?

Hầu hết những mô hình AMM khi được ra mắt đều gặp hai vấn đề chính là hiệu quả để sử dụng vốn thấp và impermanent loss. Việc này không chỉ gây tác động đến trader mà còn tác động đến bên cung cấp thanh khoản.

Vấn đề đầu tiên liên quan đến Impermanent loss. Khái niệm này mô tả điểm khác biệt của giá trị theo thời gian về việc đưa token vào AMM và giữ những token ở trong ví điện tử. Vì AMM không thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách tự động nên nó cần sự hỗ trợ từ những nhà kinh doanh kiếm lợi nhuận từ việc ăn chênh lệch giá của tài sản. Cụ thể hơn là họ sẽ mua tài sản định giá thấp hoặc bán khi được định giá cao, giao dịch sẽ diễn ra cho đến khi giá từ AMM phù hợp với mức giá trên thị trường. Những nhà kinh doanh chênh lệch giá này cốt yếu là những nhà cung cấp khả năng thanh khoản (LP), LP sẽ phải chịu tổn thất và động lực tham gia AMM ngày càng giảm.

Tình trạng impermanent loss không quá xa lạ với giao thức Uniswap. Các giao thức này đã khắc phục vấn đề trên bằng cách chia chi LP nhiều phí dịch vụ hơn. Ngoài ra, các LP còn được nhận thưởng dưới dạng token khai thác các thanh khoản (ví dụ như UNI token được sử dụng trong Uniswap) hỗ trợ duy trì nguồn lợi cho những LP đã chịu thiệt hại bởi impermanent loss. Bên cạnh giải pháp trên thì vod DODO đã sử dụng Chainlink với mục đích cập nhật giá, góp phần làm giảm xảy ra tình trạng này.

Vấn đề thứ hai là hiệu quả sử dụng vốn không cao. Mô hình truyền thống của AMM đòi hỏi phải có lượng lớn thanh khoản. Điều này dẫn đến hệ quả là LP khó có thể quản lý được mức giá đã đưa ra cho trader là bao nhiêu. Về phía những nhà tạo lập thị trường ở những sàn giao dịch ứng dụng sổ lệnh có thể tìm được giá mà họ muốn giao dịch token chính xác nhất.

Một vài giao thức đã đưa ra phương thức tiếp cận đầy tính sáng tạo để xử lý vấn đề này. Ví dụ: Ở Uniswap người dùng được quyền tạo ra những pool thanh khoản với cặp mã thông báo mã ERC-20 bất kỳ dựa vào tỷ 50:50. Còn nền tảng Curve Finance lại đặt trọng tâm vào việc thiết lập những pool thanh khoản riêng biệt có những loại tài sản giống stablecoin, nó là nền tảng có mức phí phí giao dịch thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất trong ngành, giảm thiểu tình trạng không đủ thanh khoản.

Canh tác lợi suất (Yield Farming) và Cung cấp thanh khoản (Liquidity Providing)

Với mục đích duy trì khả năng thanh khoản cho những trader thì những sàn giao dịch AMM trên các sàn DEX phải có một nguồn cung lớn những người đang có tài sản cung cấp khả năng thanh khoản cho sàn. Theo chiều ngược lại, sàn sẽ những người cung cấp thanh khoản (LP) những phần thưởng sau:

Phân biệt Canh tác lợi suất và Cung cấp thanh khoản

Phân biệt Canh tác lợi suất và Cung cấp thanh khoản

  • Phí giao dịch: Ở Uniswap, đối với mỗi giao dịch khoản phí phải chịu là 0.3%, khoản thu về này sẽ được phân chia đồng đều dựa trên những đóng góp của các thành viên. Trên giao thức Curve thì phí trả cho mỗi giao dịch là 0.04%.
  • Khuyến khích: Những sàn DEX thường phát hành token xem như phần thưởng để thúc đẩy và thu hút nhà cung cấp khả năng thanh khoản khi phí giao dịch không quá hấp dẫn. Nhưng phần thưởng này không phải sàn nào cũng áp dụng.

Liquidity Provoding có hoạt động chính là cung cấp khả năng thanh khoản. Còn canh tác lợi suất (Yield Farming) là quá trình mà người dùng đi tìm lợi ích từ những giao thức trong DeFi bằng các hoạt động như cung cấp thanh khoản, staking và nhiều hoạt động khác.

Qua bài viết trên chắc các bạn đã biết AMM là gì cũng như cơ chế tạo lập thị trường tự động của nó. Trong mô hình AMM, các nhà đầu tư có tài sản nhàn rỗi có thể tham gia vào cung cấp cho sàn khả năng thanh khoản và nhận về những khoản lợi nhuận thụ động cũng như những phần thưởng từ sàn. Dù có những rào cản khó khăn như tính thanh khoản còn thấp hay impermanent loss nhưng nó vẫn đang ngày một phát triển và cải tiến qua từng giai đoạn. Với đặc trưng phi tập trung cùng cơ chế tự động không phụ thuộc trung gian, AMM đang có sự đóng góp vô cùng lớn trong quá trình thiết lập nên hệ sinh thái mang tính phi tập trung bền vững.

Xem thêm:

Tổng hợp các phương thức đầu tư tiền điện tử phổ biến nhất

Những cơ hội và thách thức mà Hash Rate mang lại là gì?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan