Tiền điện tử là gì? Đây là loại tiền được lưu trữ và giao dịch hoàn toàn qua môi trường mạng. Với sự lớn mạnh, cũng như vị thế to lớn trên thị trường, đang có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cách chơi tiền điện tử nhiều hơn. Qua bài viết này, hãy cùng Sanforex tìm hiểu thông tin về phương pháp giao dịch tiền điện tử, tiền kỹ thuật số là gì và cơ hội đầu tư hiệu quả bạn nhé.
Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số được mã hóa, hình thành từ các bit số và được dùng trong không gian ảo để thực hiện giao dịch. Mạng lưới dữ liệu của tiền điện tử bao gồm internet, các phương tiện điện tử do nhà phát hành quản lý và mạng nội bộ. Tiền điện tử được xây dựng thông qua quá trình khai thác (mining) và sử dụng mật mã học để bảo mật và lưu trữ các giao dịch, dựa trên công nghệ blockchain phi tập trung.
Ngày nay, các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ đang phổ biến về giao dịch tiền điện tử vì tính thanh khoản cao và sự tiện lợi mà nó mang lại.
Nguồn gốc của tiền điện tử là từ đâu?
Vậy nguồn gốc sinh ra tiền điện tử là gì? Loại tiền đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 90, khi công nghệ kỹ thuật số bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Một số doanh nhân và tổ chức đã dựa trên ý tưởng thương mại hóa và sáng tạo ra các loại tiền điện tử như Flooz, Digicash và Beenz, …Tuy nhiên, các tổ chức này chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống điều khiển giao dịch của bên thứ ba, đây là mấu chốt cho sự thất bại của họ.
Phải mất một thời gian dài sau này, tiền điện tử mới thực sự khẳng định được sự hiện diện của mình trên thị trường. Đồng Bitcoin được ra đời vào năm 2008, là một ví dụ điển hình. Với việc áp dụng công nghệ Blockchain, trading Bitcoin không cần sự can thiệp của bên trung gian nào nữa mà còn có tính bảo mật cao. Chính những yếu tố này đã giúp Bitcoin phát triển mạnh mẽ và trở thành lựa chọn ưu việt cho các nhà đầu tư.
Có bao nhiêu nhóm tiền điện tử?
Ngày nay, trên thị trường toàn cầu có nhiều loại tiền điện tử thường xuyên được đề cập đến như Ethereum, Bitcoin hay Binance Coin,… Để xác định được sự khác nhau của các loại tiền điện tử một cách chính xác, chúng ta có thể dựa trên cách thức sử dụng của chúng. Tiền điện tử thường được phân loại thành ba nhóm chính như sau:
Tiền định danh dạng số (Digital Fiat Currency)
Là loại tiền fiat được mã hoá và lưu trữ dưới dạng số trong các hệ thống điện tử như máy ATM, thẻ điện tử, ví điện tử và tài khoản ngân hàng. Loại tiền này có thể được chuyển đổi thành tiền mặt để thực hiện giao dịch ngoài đời thật hoặc sử dụng trực tiếp trong môi trường số.
>> Tham khảo tham về tiền pháp định – tiền Fiat trong thị trường
Tiền ảo (Virtual Money)
Là tiền điện tử được tạo ra dưới sự kiểm soát bởi các doanh nghiệp, tổ chức. Được sử dụng cho việc giao dịch, trao đổi tài sản trên các trang web hoặc trò chơi online. Ví dụ như xu hoặc coin trong game. Một ví dụ khác là tiền xu trong Shopee có thể được quy đổi sang phiếu giảm giá vận chuyển.
Tiền kỹ thuật số (Cryptocurrency)
Là tiền được mã hóa bằng công nghệ chuỗi khối. Mang tính chất phi tập trung, loại tiền này không bị dựa vào hoặc bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào và đảm bảo được tính an toàn. Ví dụ như Bitcoin và Binance Coin là những loại tiền kỹ thuật số đang rất nổi bật.
Đặc trưng của tiền điện tử là gì?
Bằng cách xem xét tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số là gì, chúng ta có thể nắm bắt được các thuộc tính độc đáo của nó. Các đặc điểm đáng chú ý bao gồm:
Phi tập trung
Tính chất này này được thực hiện nhờ công nghệ blockchain. Bằng cách loại bỏ sự kiểm soát của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào, tiền điện tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên toàn thế giới dựa trên một mạng lưới phân phối riêng biệt, hoàn toàn loại bỏ có sự góp mặt của bên thứ ba.
Có nguyên tắc
Tiền điện tử bắt buộc tuân theo nguyên tắc công nghệ blockchain khi nói đến việc khai thác và sử dụng. Điều này đảm bảo rằng số lượng tiền điện tử được khai thác vừa phải, ngăn ngừa mọi hậu quả về vấn nạn lạm phát tiềm ẩn.
>> Nguyên nhân tạo nên sự xuất hiện của lạm phát là gì?
Phi vật chất
Đây là đặc điểm tiên quyết của tiền điện tử, vì nó chỉ tồn tại trong hệ thống mạng và không cách nào có thể được giữ hoặc nhìn thấy về mặt vật lý. Khả năng truy cập thông qua internet cho phép người dùng sử dụng tiền điện tử từ bất kỳ đâu, từ đó nâng cao tính thanh khoản và sự tiện ích chứ không bất tiện như tiền giấy thông thường.
So sánh giữa tiền điện tử và tiền mặt
Các nhà đầu tư có thể nâng cao chiến lược đầu tư của mình bằng cách hiểu biết toàn diện về đặc điểm, cấu trúc và mục tiêu của cả tiền điện tử và tiền mặt. Việc nhận biết sự giống và khác nhau của hai loại tiền này sẽ cho phép các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt và tối đa hóa lợi nhuận. Cụ thể:
Điểm tương đồng
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Chúng chỉ giữ giá trị khi được lưu hành.
- Ngoài ra, tiền có thể dễ dàng chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Ví dụ: Đô la có thể được chia thành xu, trong khi Bitcoin có thể được chia thành satoshi.
Điểm khác biệt
Yếu tố đánh giá | Tiền mặt | Tiền điện tử |
Nguồn cung | Không giới hạn vì thuộc quyền quản lý của nhà nước | Giới hạn nguồn cung để tránh lạm phát |
Sự hợp pháp | Hợp pháp | Bị cấm ở nhiều quốc gia |
Tính vật lý | Cầm được, nắm được, cảm nhận được | Chỉ nhìn thấy trên mạng, được biểu diễn bằng các con số trên các thiết bị |
Tính lưu trữ | Dễ hư hỏng, dễ đánh mất | Khó hư hỏng, bền bỉ, khó bị mất |
Tiềm năng đầu tư | Lợi nhuận trung bình vì đã xuất hiện từ lâu | Lợi nhuận cao vì mới xuất hiện, hấp dẫn được các nhà đầu tư |
Sự kiểm soát của Nhà nước | Được Chính phủ các nước giám sát và quản lý gắt gao | Không bị cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát |
Các quy định của Nhà Nước về tiền điện tử là gì?
Các quốc gia trên toàn cầu đã thực hiện các bước nhằm điều phối và sử dụng hiệu quả tiền điện tử, xem xét khái niệm nói trên và các đặc điểm khác biệt của tiền điện tử. Về vấn đề này, hãy cùng Sanforex đi sâu vào các quy định xoay quanh tiền điện tử trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tiền tệ và ngân hàng, các vấn đề dân sự và kinh doanh.
Đối với tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng
Các loại tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay chưa được công nhận bởi Nhà nước Việt Nam vẫn không chấp thuận tiền điện tử là hình thức lưu thông hợp pháp.
Theo khoản 48 Điều 1 Bộ luật Dân số 12/2017/QH14 chỉnh sửa thêm một vài điều từ Luật hình sự 2015, hành động tạo ra, trao đổi hay sử dụng tiền kỹ thuật số, gây hại cho tài sản của người nào đó sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 300 triệu VNĐ. Hoặc có thể bị phát từ từ nửa năm đến 3 năm.
Đối với dân sự
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13, tiền ảo không thuộc loại tài sản theo quy định. Do đó, tiền ảo thiếu sự bảo vệ pháp lý, gây ra rủi ro đáng kể cho cả chủ sở hữu và người tham gia thị trường tiền ảo. Trong trường hợp xảy ra bất đồng khi giao dịch hoặc chuyển tiền điện tử có sai sót, các cá nhân liên quan sẽ không nhận được các biện pháp bảo vệ pháp lý từ các cấp chính quyền.
Đối với đầu tư kinh doanh
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức được phép tự do làm những ngành nghề hợp pháp theo đúng quy định từ pháp luật. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc sử dụng, cung cấp và phát hành tiền ảo được coi là vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Nhà nước rất quan tâm đến việc thiết lập khung pháp lý cho loại tiền này, vì tiền ảo hiện đang tồn tại trong vùng xám nếu xét về mặt pháp lý, nơi nó không bị cấm cũng như không được công nhận chính thức. Những nỗ lực đang được nhà nước tiến hành để kịp thời xây dựng và thực hiện các quy định cần thiết nhằm giải quyết “khoảng trống pháp lý” này.
Các đồng tiền điện tử thông dụng nhất 2024
Bitcoin (BTC)
Năm 2008, một cá nhân hoặc tổ chức hoạt động với danh xưng Satoshi Nakamoto đã mang Bitcoin đến với đại chúng. Bitcoin là hình thức Digital currency hàng đầu và đã được thừa nhận rộng rãi. Mục tiêu chính của nó là thiết lập một mạng lưới thanh toán toàn thế giới hoạt động theo tính phi tập trung, loại bỏ hẳn các trung gian. Với nguồn cung được giới hạn chỉ 21 triệu coin, Bitcoin có giá trị to lớn như một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy, có thể so sánh với vàng, bạc, đá quý.
Bitcoin Cash (BCH)
Vào tháng 8 năm 2017, Bitcoin Cash nổi lên như một phiên bản sửa đổi của Bitcoin. Với nhiệm vụ là nâng cao tính mở rộng và tối ưu của Bitcoin bằng việc mở rộng kích thước khối từ 1 MB lên 8 MB. Sự thay đổi này cho phép tăng tốc độ giao dịch và giảm lượng phí đáng kể. Các cá nhân nắm giữ Bitcoin đã nhận được sự phân phối Bitcoin Cash và các nguyên tắc cơ bản của tiền kỹ thuật số phi tập trung đã được Bitcoin Cash giữ ổn định.
Ethereum (ETH)
Ethereum là một nền tảng blockchain hỗ trợ smart contract và hoạt động với tên gọi là Ether (ETH). Sau sự cố mạng năm 2016 xảy ra trên mạng Ethereum, một mạng mới đã được phát triển và Ether bắt đầu lưu hành trên mạng mới này. Trong khi đó, phiên bản cũ của Ethereum được gọi là Ethereum Classic (ETC). Một trong những tính năng nổi bật của Ethereum là khả năng thực hiện các hợp đồng thông minh, là các ứng dụng tự quản lý thực hiện các hành động được xác định trước sau khi đáp ứng các tiêu chí cụ thể. Đặc điểm này đã góp phần đưa nó được áp dụng rộng rãi trong các dự án sử dụng công nghệ blockchain.
Ripple (XRP)
Ripple, một giao thức thanh toán phi tập trung, cho phép giao dịch nhanh chóng và an toàn. Trong khi các loại tiền kỹ thuật số khác nhằm mục đích loại bỏ người trung gian trong ngành tài chính, Ripple lại có cách tiếp cận khác bằng cách tích hợp nhiều loại tiền tệ và tài sản khác nhau trong mạng lưới của mình. Tính năng độc đáo này đã làm cho nó trở thành một lựa chọn ưa thích cho các tổ chức tài chính đang tìm kiếm sự chuyển tiền quốc tế hợp lý.
Tether (USDT)
Tether được tạo ra để ổn định tỷ giá ngang bằng so với đồng USD. Tether tuyên bố rằng mỗi đơn vị USDT của họ được hỗ trợ thông qua một lượng dự trữ có giá trị bằng USD. Thế nhưng, đã nảy sinh những lo ngại về tính minh bạch của các khoản dự trữ này, gây nghi ngờ về sự ổn định của đồng tiền này. Tuy vậy, USDT vẫn là một lựa chọn phổ biến để giao dịch trao đổi do tính tương đối ổn định.
Litecoin (LTC)
Vào năm 2011 Litecoin đã được Charlie Lee phát triển, thường được ví như “bạc kỹ thuật số” trong khi Bitcoin thì lại được xem là “vàng kỹ thuật số”. Điểm khác biệt quan trọng của Litecoin so với Bitcoin là tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn, giúp Litecoin trở nên thích hợp hơn cho các giao dịch theo ngày. Với giới hạn gấp 4 lần so với Bitcoin, con số 84 triệu coin giúp Litecoin trở thành một lựa chọn yêu thích cho các giao dịch mang lại hiệu suất cao hơn.
Ưu và nhược điểm khi giao dịch tiền điện tử là gì?
Ưu điểm của tiền điện tử là gì?
Triển vọng tăng trưởng của tiền điện tử
Điều này đã được chứng minh trong suốt thời gian vừa qua. Một minh chứng điển hình là Bitcoin, đồng tiền đã đạt được mức tăng theo cấp số nhân kể từ khi ra đời, khiến nó trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những người theo đuổi nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Việc đưa tiền điện tử vào danh mục đầu tư cùng với cổ phiếu và trái phiếu có thể tăng cường cho sự đa dạng hóa. Tiền điện tử thường có mối liên hệ cơ bản với các tài sản khác, giúp hạn chế rủi ro tổng thể cho danh mục đầu tư.
Cung cấp khả năng tiếp cận trên toàn thế giới
Tiền điện tử cho phép các cá nhân mua và bán chúng bất cứ thời điểm nào trong ngày. Giúp cung cấp cho người dùng khả năng tham gia vào thị trường quốc tế mà không cần dựa vào các trung gian thông thường như ngân hàng và bên thứ ba.
Nhược điểm của tiền điện tử là gì?
Rủi ro biến động
Thị trường tiền điện tử nổi tiếng vì tính biến động vốn có của nó, với mức giá có khả năng trải qua những biến động đáng kể trong một khung thời gian ngắn. Sự biến động này thể hiện cho cả khoản lãi và lỗ đáng kể cho các nhà đầu tư, khiến nó trở thành một khía cạnh thiết yếu của thị trường này.
Rủi ro kiểm soát
Do vẫn còn khá mới và quy định vẫn còn hạn chế ở nhiều đất nước, thị trường tiền điện tử thiếu sự giám sát toàn diện. Do đó, các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với nguy cơ gặp phải các âm mưu lừa đảo từ việc thiếu các biện pháp bảo vệ từ nhà nước. Hơn nữa, việc thiếu các biện pháp quản lý đặt trách nhiệm lên vai các nhà đầu tư trong việc tự đảm bảo an toàn cho tài sản của chính họ.
Rủi ro bảo mật
Việc quản lý khóa riêng là một khía cạnh quan trọng của việc sở hữu tiền điện tử, vì việc đánh mất hoặc bị hack các khóa này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho tài sản. Ngoài ra, các cuộc tấn công mạng nhắm vào các sàn giao dịch và ví kỹ thuật số cũng gây ra các rủi ro đáng kể, có thể đánh mất toàn bộ tài sản vĩnh viễn.
Rủi ro công nghệ
Có những rủi ro cố hữu liên quan đến công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử, vì công nghệ cơ bản không ngừng phát triển. Điều quan trọng là phải thừa nhận rằng các lỗi mã hóa hoặc lỗ hổng bảo mật có thể bị các tin tặc độc hại thao túng. Hơn nữa, các khoản đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong quy tắc đồng thuận hoặc sự xuất hiện của các nhánh blockchain.
Rủi ro pháp lý
Thị trường tiền điện tử có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi bối cảnh các quy định luôn thay đổi ở các quốc gia khác nhau. Sự phát triển của các quy định thuận lợi có tiềm năng nâng cao đáng kể giá trị của tiền điện tử.
Cách chơi tiền điện tử hiệu quả như thế nào?
Lợi nhuận từ giao dịch (Trading Profits)
Lợi nhuận có thể được tạo ra bởi các nhà đầu tư thông qua các giao dịch với tiền điện tử, từ việc tận dụng các biến động không ngừng từ thị trường. Bản chất không ổn định của giá tiền điện tử mang lại cho các nhà giao dịch cơ hội mua ở giá thấp và bán ở giá cao cao để thu lợi nhuận.
Tăng giá trị (Appreciation)
Có khả năng một số loại tiền điện tử nhất định sẽ tăng giá trị do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm những tiến bộ trong công nghệ, sự chấp thuận ngày càng nhiều trên thị trường và sự biến động trong cung và cầu. Những người đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số có cơ hội tạo ra lợi nhuận bằng cách giữ chúng lại cho đến khi giá tăng đến mức họ cảm thấy hài lòng rồi sau đó mới bán chúng.
Tiền lãi (Interest Earnings)
Các nhà đầu tư có cơ hội cho vay tiền điện tử của họ trên một số nền tảng nhất định và sẽ nhận lại được tiền lãi. Điều này có thể dẫn đến một dòng thu nhập thụ động nhất quán thông qua các khoản đầu tư sinh lời.
Phương thức đầu tư tiền điện tử phổ biến hiện nay
Có nhiều cách tiếp cận đầu tư tiền điện tử khác nhau, có thể được điều chỉnh tùy theo đam mê, mức kiến thức và mục tiêu tài chính muốn đạt được. Sau đây là các cách giao dịch tiền phổ biến nhất:
Đầu tư vào quỹ tiền điện tử
Một giải pháp khác cho việc đầu tư vào tiền điện tử là thông qua quỹ tiền điện tử, giúp nhà giao dịch tiếp xúc với lĩnh vực này mà không cần phải quản lý trực tiếp. Bạn có thể mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư này để tham gia vào thị trường.
Quỹ này có thể đầu tư vào tiền kỹ thuật số hoặc các công cụ phái sinh có mối tương quan đến loại tiền này. Cần đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về các chi phí liên quan khi muốn đầu tư vào loại hình này.
Mua trực tiếp trên sàn giao dịch
Đầu tư vào tiền điện tử thường được thực hiện thông qua việc mua trực tiếp trên sàn giao dịch. Bạn có thể đăng ký tài khoản trên sàn, cung cấp thông tin cá nhân và bắt đầu việc nạp tiền vào tài khoản của mình. Khi đã hoàn tất quá trình chuyển khoản, các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và các loại khác có sẵn để bạn mua.
Khai thác tiền điện tử
Khai thác là quá trình xác minh giao dịch trên mạng blockchain, đồng thời nhận phần thưởng tiền điện tử. Quá trình này đòi hỏi việc giải quyết các bài toán phức tạp để xác nhận các giao dịch và thêm chúng vào sổ cái blockchain. Hiện nay, khai thác đã trở thành một hoạt động chuyên nghiệp yêu cầu kiến thức vững về kỹ thuật và phần cứng.
ETF
ETF là một loại quỹ đầu tư được giao dịch trên sàn chứng khoán tương tự như cổ phiếu. Trong số đó, có các quỹ ETF tiền điện tử được thiết kế để theo dõi hiệu suất của chỉ số tiền điện tử.
Đầu tư vào các quỹ ETF tiền điện tử cho phép bạn đến gần hơn với các loại tiền kỹ thuật số khác nhau mà không cần phải sở hữu trực tiếp.
Những thắc mắc liên quan đến tiền điện tử
Mục đích sử dụng tiền điện tử là gì?
Ngoài vai trò là phương tiện thanh toán khi mua sắm trực tiếp, tiền điện tử còn được xem là lựa chọn đầu tư lâu dài, có tiềm năng phát triển giá theo thời gian. Đặc biệt, trong việc chuyển tiền quốc tế, tiền điện tử vượt qua các rào cản cũng như khoản phí giao dịch quá lớn của hệ thống ngân hàng truyền thống, mang lại các giao dịch thuận tiện và chi phí thấp hơn cho người dùng.
Đứng sau tiền điện tử là công nghệ blockchain, nó cho phép việc thực hiện các smart contract và tự động hóa các thỏa thuận cũng như quá trình kinh doanh. Ngành bất động sản và pháp lý cũng có thể được cách mạng hóa bởi công nghệ này.
Tiền điện tử được nhiều người xem như một hình thức lưu trữ tài sản đáng giá, vì khả năng giảm phát và bảo vệ khỏi lạm phát trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay.
>> Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?
Cách đào tiền kỹ thuật số là gì?
Hoạt động đào tiền điện tử là yếu tố then chốt để đảm bảo tính nguyên vẹn và an toàn của mạng blockchain. Người khai thác sẽ hoạt động như cầu nối trong việc xác minh giao dịch, đảm bảo tính hợp pháp và gắn chúng vào một khối mới, tiếp theo liên kết vào blockchain sẵn có.
Quy trình này có tên gọi là “bằng chứng công việc” và người khai thác cần phải giải các câu hỏi toán học phức tạp, áp dụng thuật toán để tính toán. Để nhận được tiền điện tử làm công lao của mình, họ được khuyến khích tiếp tục hoạt động tham gia vào mạng lưới.
Hoạt động khai thác đã có sự phát triển rất nhiều từ những ngày đầu với sự xuất hiện của Bitcoin. Hiện tại, việc đào tiền mã hóa trở thành một ngành công nghiệp cạnh tranh. Với việc sử dụng phần cứng hiệu suất cao ASIC (Hay còn gọi là mạch tích hợp độc quyền cho ứng dụng) để gia tăng khả năng thu thêm phần thưởng.
Sự chuyên môn hóa và lượng tiêu thụ năng lượng lớn liên quan đến hoạt động khai thác đã gây ra tranh cãi về tính bền vững và tầm quan trọng của việc phân chia công bằng. Khi mà quá trình này thường bị điều khiển bởi các tổ chức lớn tập trung ở một số khu vực cụ thể.
Lưu trữ tiền điện tử như thế nào?
Các ứng dụng hoặc thiết bị giữ khóa riêng của bạn được gọi là ví tiền điện tử, giúp bạn nhận, gửi và quản lý tiền điện tử của mình. Ví này có thể là loại trực tuyến (ví nóng) hoặc offline (ví lạnh), rất quan trọng để quản lý tài sản của bạn.
Nên bổ sung việc xác thực 2 yếu tố để tăng cường tính bảo mật cho ví. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, đảm bảo giữ ví an toàn. Để lưu trữ lâu dài bạn nên có thêm cho mình ví phần cứng.
>> Tìm hiểu thêm về các loại ví điện tử phổ biến hiện nay trên thị trường
Biến động giá của tiền mã hóa
Đây là hậu quả của nhiều nhân tố biến động liên tiếp. Cung và cầu là có yếu tố chủ chốt, bởi vì lượng cung có hạn của một số loại tiền điện tử, ví dụ như BTC, có thể gây ra việc tăng giá đột ngột do nhu cầu phát triển.
Bên cạnh đó, các sự kiện khác bao gồm cả việc niêm yết trên các sàn giao dịch toàn cầu, thay đổi quy định, chính sách và các tin tức tiền điện tử có liên quan cũng có thể gây ra dao động giá.
Độ nhạy cảm cao với các yếu tố bên ngoài và thị trường cho phép tiền điện tử có sự dao động giá lớn chỉ trong một thời gian ngắn, điều này đem tới lợi nhuận đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhưng cũng đặt ra rủi ro lớn đối với chính các nhà đầu tư.
Với các nhà giao dịch, việc cần thiết là phải hiểu rõ biến động của tiền mã hóa và sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro, đa dạng hoá danh mục đầu tư để hạn chế mức rủi ro.
Điều cần thiết là các nhà đầu tư phải theo dõi các tin tức về tiền điện tử, những thông tin có thể ảnh hưởng rất lớn đến thị trường năng động này. Từ đó, bạn có thể chọn lựa sáng suốt và hạn chế rủi ro liên quan đến sự biến động của thị trường.
Qua bài viết trên, tiền điện tử là gì đã được lý giải đầy đủ và chi tiết cho các nhà đầu tư. Từ đó, bạn có thể nắm rõ mọi thông tin cũng như cách đầu tư hiệu quả với tiền điện tử. Tiếp tục đồng hành với Sanforex để tìm hiểu và cập nhật thêm thật nhiều tin tức hay bạn nhé. Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết này!
Xem thêm:
Vấn nạn Wash Trade đầy nhức nhối trong thị trường tiền điện tử hiện nay
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.