Dan Zanger là ai? Đối với các trader tham gia thị trường tài chính hay đầu tư chứng khoán thì chắc hẳn cái tên Dan Zanger này đã không còn xa lạ gì nữa phải không nào. Dan Zanger được biết đến là một nhà đầu tư tài ba với chiến lược và phong cách giao dịch đầy mới lạ và hiệu quả. Để có thể hiểu rõ về quá trình đầu tư của Dan Zanger và các bài học mà ông muốn chia sẻ đến cộng đồng đầu tư, các trader hãy theo dõi bài viết đầy thú vị với các kiến thức hữu ích sau đây của sanforex nhé.
Đôi nét về Dan Zanger
Dan Zanger là ai? Dan Zanger được biết đến là một nhà đầu cơ chứng khoán bậc nhất trên toàn cầu. Vào những năm cuối của thập niên 1990, đây là một thời kỳ mà bong bóng công nghệ thông tin bùng nổ, một công ty hoạt động về môi giới tài chính tại bang Florida đã có một kỳ tích đầu tư cá nhân vô cùng ấn tượng. Và hiển nhiên người đạt được kỳ lục này không ai khác đó là Dan Zanger. Chỉ trong khoảng thời gian 12 tháng, Dan Zanger đã giúp tài khoản giao dịch của mình nhân đôi lên đến 29.333%. Với số vốn 10.000 USD ít ỏi ban đầu, ông đã nhanh chóng biến con số này lên đến 42 triệu USD và mang lại cho mình một khối tài sản khổng lồ.
Để có được những thành công vang dội như vậy, Dan Zanger trước đó cũng đã từng phá sản rất nhiều lần cũng như tiêu tán đi cả khối tài sản mà mình được thừa kế. Tuy nhiên, với sự nhanh nhẹn và thông minh của mình, Dan Zanger đã tìm ra được một chiến lược giao dịch hiệu quả tận dụng xu hướng giá để mang lại lợi nhuận cho mình. Về sau chiến lược này được gọi là phương pháp Swing Trading.
Với phương pháp này, Dan Zanger đã tiến hành mua cổ phiếu ở các mức giá thấp hơn so với mức giá của thị trường và khi giá bắt đầu suy giảm sẽ bán ra. Phương pháp giao dịch của ông cũng không quá phức tạp và khó hiểu, các quyết định mua bán sẽ được ông thực hiện dựa vào biểu đồ giá cũng như khối lượng giao dịch. Nhìn chung thì có vẻ đơn giản thế nhưng sự hiệu quả mà phương pháp này mang đến lại vô cùng tuyệt vời.
Bên cạnh việc nhờ vào bong bóng công nghệ thông tin, thì sự thành công của Dan Zanger còn đến từ khả năng tài chính đầy thông minh của ông. Chỉ nhờ vào việc giao dịch cổ phiếu Google mà ông đã mang về cho mình được các khoản lợi nhuận khủng có giá trị lên đến 20 triệu USD. Đặc biệt điều này còn diễn ra trong giai đoạn thị trường đang gặp nhiều thách thức và khó khăn.
Thế nhưng Dan Zanger vẫn không hề bỏ cuộc mà thay vào đó lại tìm ra cho mình con đường đi mới. Đặc biệt, ông còn chia sẻ đến cộng động giao dịch các bí quyết thành công nhờ vào việc khởi xuống trang web mang tên www.chartpattern.com hay còn gọi là nơi cung cấp bản tin thị trường tài chính mỗi ngày.
Trên con đường đi đến thành công, Dan Zanger cũng đã phải trải qua đầy gian nan, thử thách và khó khăn. Để hiểu rõ hơn, các trader có thể xem thêm qua các nội dung hấp dẫn sau đây nhé.
Cách Dan Zanger bước vào thị trường đầu tư
Dan Zanger có nguồn đam mê giao dịch chứng khoán là nhờ vào người mẹ của ông. Vào năm 1968, Dan Zanger cùng với mẹ đã xem một chương trình của đài truyền hình CNBC mang tên KWHY với một khoản phí nhỏ. Nội dung chương trình này sẽ được ghi lại để lần sau có thể xem lại. Thông thường, Dan Zanger sẽ xem lại cuốn băng đó mỗi khi tan học và bị nó hấp dẫn đến mức không rời được.
Nội dung của chương trình sẽ đề cập chủ yếu đến các kiến thức về phân tích thị trường của Gene Morgan. Chẳng hạn như việc anh ta sử dụng biểu đồ để đánh dấu và phân tích các mô hình khác nhau như hình nêm, hình cờ, kênh giá hay đặt cho các mô hình mới những cái tên riêng. Trong đó, Gene Morgan sẽ chỉ ra các thời điểm mà cổ phiếu chuẩn bị có đợt bức phá dựa vào cách dùng song song biểu đồ dài hạn và ngắn hạn. Cũng chính từ lúc đó, Dan Zanger bắt đầu cảm thấy kỳ diệu khi dựa vào các mẫu hình biểu đồ để dự đoán và nắm bắt được hướng đi của thị trường.
Dan Zanger và thành tích đáng nể ở cuối thế kỷ XX
Vào khoảng tháng 2 năm 1998, sau khi tổng thống Bill Clinton chính thức ký một đạo luật quan trọng thì thị trường chứng khoán công nghệ đã nhanh chóng bùng nổ. Theo đạo luật này thì các giao dịch thương mại điện tử thông qua mạng Internet sẽ đều được miễn thuế. Chính điều này ngay sau đó đã như ngòi nổ kích thích giá cổ phiếu ở các công ty công nghệ phục hồi nhanh chóng cũng như tăng vọt gấp 2, gấp 3 lần so với trước.
Trước đó, khi thị trường chịu sự ảnh hưởng từ vụ sụp đổ quỹ đầu tư vào năm 1998 thì Dan Zanger cũng đã có một giai đoạn thua lỗ vô cùng nặng nề. Sự thua lỗ này thậm chí đã khiến ông phải bán đi chiếc xe của mình. Sau đó, ông bắt đầu giao dịch thị trường trở lại với số tiền vốn vỏn vẹn 10.000 USD. Tuy nhiên, cũng nhờ sự thất bại lớn này mà Dan Zanger ngay sau đó đã đặt ra cho mình những nguyên tắc kỷ luật nhất định. Ông tiến hành trang bị cho mình các kiến thức, công cụ cũng như một tâm lý giao dịch bình tĩnh.
Dan Zanger vô cùng tự tin khi dấn thân vào thị trường khi chúng tăng giá mới – nơi mà phong cách giao dịch Swing của ông được tỏa sáng. Với chiến lược sẽ chỉ tập trung vào từ 1 đến 2 cổ phiếu tiềm năng như CMGI, Amazon hay Yahoo! cũng đã giúp cho ông thành công vang dội. Vượt qua dự đoán ban đầu, các mã cổ phiếu này liên tục tăng giá, bứt phá ra khỏi mô hình mà ông đã xác định trước đây để nhanh chóng gia tăng từ 80$ lên đến 160$.
Nhờ vào sự tự tin và sự tin tưởng vào chiến lược của mình mà tất cả cổ phiếu của Dan Zanger đã được giữ vững. Sau 20 tháng đầy nỗ lực và kiên trì, ông đã thu về tỷ suất lợi nhuận với tỷ lệ 2:1 – đây là một con số đáng kinh ngạc.
Sự thất bại của Dan Zanger trên thị trường chứng khoán
Vào năm 1989, sau khi được thừa kế khối tài sản giá trị 100.000 USD từ mẹ mình thì Dan Zanger mới thật sự dấn thân nghiêm túc vào con đường giao dịch chứng khoán. Đến năm 1990, cuộc chiến Vịnh diễn ra đã khiến cho thị trường chứng khoán bắt đầu dậy sóng và các nhà đầu tư khi đó phần lớn đều cho rằng đây là một chiến dịch ngắn ngủi. Thế nhưng chỉ sau 3 tháng, Dan Zanger đã khiến khoản tiền vốn ban đầu 100.000 USD đã được nâng lên thành con số 440.000 USD. Từ đó, Dan Zanger bắt đầu nuôi trong mình tham vọng ngày càng lớn để trở thành một nhà triệu phú trong vòng 6 tháng nữa.
Tuy nhiên, các cổ phiếu mà Dan Zanger đầu tư đã nhanh chóng mất giá đáng kể sau khi thị trường có đợt điều chỉnh đầu tiên. Khi đó, khối tài sản trị giá 440.000 USD của Dan Zanger cũng từ đó mà “bay” mất đi một nửa.
Để có thể tìm kiếm lại được số tiền đã mất, Dan Zanger đã mất đến 6 năm để thực hiện. Thế nhưng thay vì thu về cho mình các khoản lợi nhuận thì Dan Zanger lại tiếp tục chìm đắm trong vòng xoáy của sự thua lỗ khi đầu tư cổ phiếu. Ông đã phải đối mặt với một hiện thực cay đắng khi thị trường sụp đổ đó chính là phá sản và mang khoản nợ 225 USD trên vai.
Đối với Dan Zanger, ông vẫn luôn ấm ảnh về việc cổ phiếu rớt giá từ 27 USD xuống còn 6 USD chỉ trong vòng 1 đêm. Lúc này, số tiền mặt mà ông đang có đã được đầu tư hết vào thị trường và thật xót xa khi ông nhận ra rằng một trong số ít các cổ phiếu đó lại không thể nào phát triển được bởi vì không có nền tảng vững chắc.
Sự thất bại cứ đến liên tiếp đã khiến cho Dan Zanger buộc phải bán đi chiếc xe yêu thích của chính mình để có tiền bắt đầu lại với thị trường. Toàn bộ số tiền bán xe 11.000 USD đã được ông đưa vào tài khoản giao dịch ngay sau đó.
Dan Zanger đã có những chia sẻ rằng “Nếu như một cổ phiếu khiến cho tôi không có cảm giác an toàn chỉ sau một ngày thì tôi sẽ ngay lập tức loại bỏ cổ phiếu đó và kiếm tìm một cổ phiếu khác mang giá trị cũng như có sự an toàn cao hơn”.
Dan Zanger đã cam kết với chính bản thân mình rằng sẽ không bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào bất cứ cổ phiếu nào nữa dù cho nguồn tin đó thật sự rất xác thực. Dan Zanger nhận ra rằng mọi thông tin ở trên thị trường đều đang cố gắng đánh lừa khả năng phán đoán và tư duy của các trader.
Ngoài ra, sự thất bại của Dan Zanger còn đến từ vụ đổ vỡ kinh hoàng của các công ty về công nghệ hay còn gọi với giai đoạn bong bóng công nghệ. Ông đã từng nói rằng chính việc thua lỗ liên miên này đã giúp ông thay đổi được cách suy nghĩ và phương pháp giao dịch đã có từ lâu bên trong mình. Ông đã không còn mơ mộng và tin tưởng về những câu chuyện đầu tư cổ phiếu đầy màu hồng. Điều ông quan tâm nhiều nhất ở hiện tại đó chính là hành động giá và khối lượng giao dịch. Những điều còn lại khác đơn giản chỉ là những yếu tố bên ngoài không đáng để ông phải bận tâm đến trong khi thực hiện giao dịch.
Dan Zanger và phương pháp giao dịch ở thời gian sau này
Dan Zanger luôn luôn tìm kiếm và khao khát tìm hiểu các cơ hội đầu tư mới đầy mạnh mẽ. Chẳng hạn như các cổ phiếu có khả năng sẽ tạo nên các đợt bứt phá giá lớn. Trong khi đó, mặc dù một vài cổ phiếu có mẫu biểu đồ vô cùng đẹp mắt, thế nhưng kết quả thu về lại không được hiệu quả cho lắm. Nếu như một cổ phiếu gia tăng từ mức 20 USD lên đến 30 USD trong khoảng từ 2 tuần đến 3 tuần thì đây sẽ là một tín hiệu tốt để Dan Zanger chú ý đến. Đặc biệt, các cổ phiếu khổng lồ đầy tiềm năng như Yahoo, Google, Amazon đã đều trải qua các đợt bứt phá giống như thế này và trong nhiều tháng liên tiếp đều duy trì được đà tăng trưởng của mình.
Tiếp theo đó, Dan Zanger sẽ chủ yếu tìm các cổ phiếu có môi trường phù hợp để tạo nên một mô hình tăng giá như:
- Giai đoạn gộp cổ phiếu.
- Kênh giá cao.
- Giai đoạn thoái lui.
- Kênh giảm dần.
- Nêm giảm,…
Khi các cổ phiếu này bắt đầu có xu hướng tăng giá và vượt qua được các đỉnh giá ở trước đó thì Dan Zanger sẽ mua vào. Ngoài ra, ông cũng sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến các nhịp tăng giá kèm với một khối lượng giao dịch lớn, tăng từ mức 200% cho đến 300% hay thậm chí có thể lên đến 400%. Dan Zanger sẽ tiến hành thực hiện các giao dịch cùng chiều với các tổ chức lớn khi mà họ bắt đầu giao dịch một cổ phiếu. Sau khi giá đã bắt đầu gia tăng lên ở một mức giá nhất định nào đó, Dan Zanger sẽ tham gia vào vị thế bán ngay lập tức khi nhận thấy giá bắt đầu có xu thế giảm giá.
Mẫu biểu đồ mà Dan Zanger yêu thích nhất
Như vậy, với con đường đầu tư đầy gian nan khó khăn nhưng cũng đầy trải nghiệm và thành công thì mẫu biểu đồ yêu thích nhất của Dan Zanger là gì?
Có thể một vài anh em trader sẽ không biết đến Dan Zanger là ai nhưng không thể nào không biết đến mô hình Bull Flag (mô hình cờ bò) trong quá trình giao dịch phải không nào. Và đó cũng chính là mô hình mà Dan Zanger yêu thích nhất trong quá trình đầu tư của mình. Sau cú hích tăng trưởng kéo dài mạnh mẽ 4 ngày đến 5 ngày, thị trường phần lớn sẽ đi vào giai đoạn điều chỉnh và hình thành nên “cờ” và “cực”. Khi đó, cổ phiếu sẽ bắt đầu giảm dần, thoái lui một cách nhẹ nhàng và tạo nên kênh giảm điển hình. Nhìn chung Dan Zanger sẽ đầu tư theo chiến lược tập trung vào “khối lượng” và “hành động giá” thay vì phụ thuộc nhiều vào các tín hiệu hay chỉ báo khác.
Những nguyên tắc cơ bản khi Dan Zanger giao dịch
Chìa khóa thành công của Dan Zanger có lẽ là nhờ vào việc bắt nhịp xu hướng. Kể từ năm 1998 đến năm 1999, cổ phiếu Internet bắt đầu bùng nổ và tạo nên một “cơn sốt”. Chỉ với 3 năm trở lại đây, cổ phiếu dầu mỏ, hàng hóa và đồng đều trở nên thống trị thị trường đầu tư. Trong đó nổi bật hơn hết chính là cú bứt phá đầu ngoạn mục đến từ cổ phiếu phân bón.
Mọi quyết định đầu tư của Dan Zanger sẽ đều lấy chiến lược “40/40” làm kim chỉ nam. Cụ thể, ông đã tập trung mua các cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng đầy tiềm năng với mức gia tăng khoảng 40% cho cả thu nhập và doanh thu trong quý.
Có thể thấy thị trường chứng khoán sẽ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và trải qua khá nhiều biến động khó lường. Thế nên vào những ngày thị trường “sóng động” thì việc duy trì các giao dịch dài hạn từ 2-3 tuần là một sự thách thức không hề nhỏ.
Phong cách giao dịch của Dan Zanger
Vào giai đoạn năm 2003 cho đến 2004, Dan Zanger sẽ có chiến lược đầu tư tập trung nhiều vào việc nắm giữ các cổ phiếu nhà ở trong vòng từ 3 tuần cho đến 6 tuần trước khi chúng được bán đi. Chiến lược này được lựa chọn là bởi vì ở thời điểm đó thị trường sẽ có xu hướng gia tăng giá, sau đó sẽ có sự điều chỉnh nhẹ (còn gọi là pullback).
Chính vì thế nếu như nắm giữ cổ phiếu lâu hơn nữa sẽ khiến ông có khả năng gặp phải nhiều rủi ro hơn từ việc pullback này. Dan Zanger đã có một sự nhận thức cực kỳ rõ ràng về việc thị trường luôn rất khó đoán và luôn luôn biến động không ngừng. Và hiển nhiên so với hiện tại thì mô hình thị trường ở năm 1990 đã không còn phù hợp nữa.
Ở giai đoạn năm 2006, thị trường đã phải chứng kiến rất nhiều sự thay đổi. Thay vì thị trường có xu hướng tăng trưởng ổn định như trước thì chúng bắt đầu có sự biến động mạnh mẽ hơn với những đợt tăng giá ngắn hạn trong vòng 2 tuần đến 3 tuần xen kẽ với các đợt thoái lui sâu từ 20% đến 40%. Chính sự biến động đầy bất thường này đã khiến cho thị trường gấu – Bear Market bùng nổ (năm 2008). Thị trường gấu đi qua và để lại các hậu quả vô cùng nặng nề. Có rất nhiều cổ phiếu đã lao dốc đến 50% hay thậm chí chỉ số S&P500 cũng đã bị sụt giảm từ 18% đến hơn 20%.
Có thể nói 2008 là một năm đầy khủng hoảng đối với thị trường chứng khoán toàn thế giới. Các danh mục đầu tư của Dan Zanger đã suy giảm giá trị hẳn 7%. Không những thế, tài khoản ký quỹ của ông cũng đã suy giảm 20%.
Thế nhưng với sự tài giỏi của mình, Dan Zanger vẫn tìm ra cho mình các cơ hội gặt hái lợi nhuận mới đầy hiệu quả giữa thị trường đầy biến động. Điều này được ông thực hiện bằng cách bán khống đi một vài cổ phiếu (tức là bán cổ phiếu vay mượn với dự đoán chúng sẽ giảm giá). Từ đó, ông đã thu về được các khoản lợi nhuận vô cùng lớn. Tuy nhiên, không phải con đường nào cũng dễ dàng và trải đầy hoa cả bởi vì Dan Zanger cũng đã thất bại trong rất nhiều phi vụ trước đó.
Khi thị trường ngày càng tụt dốc, việc tìm kiếm được cho mình một cơ hội tiềm năng để đầu tư là điều tương đối khó khăn. Giá cổ phiếu sẽ rớt mạnh mẽ, nhiều mã cổ phiếu chỉ còn ở khoảng 50 USD hoặc 100 USD mà thôi. Thay vì đánh cược một cách đầy mạo hiểm trong thị trường Gấu thì Dan Zanger đã tạm dừng toàn bộ hoạt động đầu tư của mình và lựa chọn một thời điểm thích hợp hơn để quay trở lại.
Việc sử dụng đòn bẩy được Dan Zanger đặc biệt thận trọng
Ngày khi ngày đầu tiên khi mà giá cổ phiếu có dấu hiệu sụt giảm, Dan Zanger đã bắt đầu cảnh giác trước mọi tín hiệu bất thường và luôn luôn dự phòng cho mình những chiến lược phòng thủ phù hợp. Với phương pháp giao dịch của riêng mình, Dan Zanger sẽ bán đi cổ phiếu hoặc giảm 30% đến 60% vị thế của chính mình. Với quy tắc cắt lỗ sớm mà ông đã bản vệ nguồn vốn của mình rất hiệu quả và cũng hạn chế được rất nhiều rủi ro.
Thông thường, nhiều trader sẽ không đánh giá cao về các mức độ rủi ro tiềm ẩn đang diễn ra xung quanh mình cũng như trên thị trường chứng khoán. Họ sẽ chủ quan bám giữ cổ phiếu đang suy giảm với sự ảo tưởng rằng thị trường sẽ phục hồi nhanh chóng. Từ đó, họ gặp phải các tổn thất cực kỳ nặng nề. Không những thế, các trader còn dễ bị cuốn vào tâm lý đám đông, hy vọng các rủi ro sẽ bị “ngó lơ” đi và mong chờ một “phép màu” nào đó sẽ đến với mình.
Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm và mang đến cho các trader những hậu quả nghiêm trọng. Thay vì ngồi chờ đợi thì các trader nên tìm kiếm cho mình những giải pháp phù hợp, thiết lập cho mình mức dừng lỗ thích hợp và tuân thủ đúng các nguyên tắc giao dịch. Khi đã tuân thủ theo các nguyên tắc thì trader cũng sẽ phần nào bảo vệ được nguồn vốn của mình một cách hiệu quả và triệt để nhất.
Dan Zanger sẽ đầu tư theo chiến lược tập trung vào việc chọn lọc và nắm giữ cổ phiếu theo số lượng từ 6 mã đến 7 mã khi thị trường bình thường. Tuy nhiên, nếu như thị trường ở trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, Dan Zanger cũng sẽ linh hoạt gia tăng lượng cổ phiếu cổ mình lên 12 mã để có thể tận dụng được tiềm năng của thị trường một cách tối đa nhất.
Chẳng hạn như năm 2014, khi cổ phiếu công nghệ và nhà ở bứt phá, Dan Zanger đã sở hữu đến 20 mã để tối ưu hóa lợi nhuận một cách tốt nhất. Ngoài việc chọn lọc cổ phiếu thì ông luôn đa dạng danh mục đầu tư của mình để giảm thiểu các rủi ro không đáng có. Với quy tắc không bao giờ bỏ trứng vào cùng một giỏ đã giúp nguồn vốn của ông được bảo vệ và tránh được các biến động tiêu cực của thị trường.
Một trong số các thành công nổi bật nhất của Dan Zanger chắc có lẽ chính là Google. Khi các chuyên gia nhận định rằng mã cổ phiếu này đang có mức giá quá cao so với mức giá thực tế thì Dan Zanger lại cho rằng đây là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng. Niềm tin này bắt nguồn từ việc Google ngày một kinh doanh hiệu quả với mức doanh thu tăng trưởng 120% và mức thu nhập tăng trưởng 150%.
Ngay cả giai đoạn bùng nổ bong bóng Internet, việc một mã cổ phiếu có mức tăng trưởng lên đến 100% mỗi năm vẫn có chỉ số P/E ở mức 100. Thế nhưng P/E của Google khi đó chỉ ở mức 45, tức là nó đang có sự tăng trưởng một nửa. Chính giá trị tiềm ẩn đầy triển vọng của Google đã giúp cho Dan Zanger thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ khi mã cổ phiếu này bứt phá liên tục ở nhiều năm tiếp sau đó.
Thói quen hàng ngày của Dan Zanger
Mặc dù công việc bận rộn thế nhưng Dan Zanger vẫn dành rất nhiều thời gian vào việc đầu tư. Ông đã tận dụng thời gian trong giờ họp để theo dõi thị trường cũng như chỉ dùng bữa ăn nhẹ vào buổi trưa và dành ra 3 tiếng để phân tích dữ liệu khi thị trường đóng cửa. Điều này cứ thế tiếp diễn cho đến cuối tuần, ông sẽ dành thêm từ 5 đến 6 tiếng vào việc nghiên cứu thị trường chuyên sâu.
Trong hành trình đầu tư của Dan Zanger, cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán” của tác giác William O’Neil như là một “người bạn” không thể thiếu. Cuốn sách này cung cấp các phương pháp tìm kiếm các mã cổ phiếu tiềm năng và giúp các trader định hướng chiến lược giao dịch của mình một cách hiệu quả nhất.
Dan Zanger từng chia sẻ rằng ông đã dành 6 năm để đọc và nghiền ngẫm cuốn sách này cũng như tập trung phân tích các chương chuyên sâu quan trọng (từ chương 30 đến chương 35). Mỗi khi đọc, Dan Zanger đều có thêm được những bài học mới dưới các góc nhìn thú vị hơn về thị trường chứng khoán. Chính vì đọc đi đọc lại này đã giúp khối kiến thức của ông trở nên vững chắc hơn, hình thành tư duy hiệu quả và có được những thành công to lớn trong lĩnh vực này.
Những sai lầm nên biết mà Dan Zanger muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư
Dan Zanger cho rằng không nên quá mù quáng lựa chọn một cổ phiếu bởi vì điều này sẽ trở thành kẻ thù lớn nhất của các trader. Các trader nên loại bỏ suy nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ ảo tưởng hay mắc sai lầm trong việc mong chờ cổ phiếu sẽ gia tăng lại sau khi thị trường suy giảm. Đây chính là một cạm bẫy lớn đầy nguy hiểm mà các trader nên né tránh triệt để. Đặc biệt, khi đã đầu tư chứng khoán thì các trader phải luôn có một tư duy logic và tỉnh táo trước mọi quyết định của mình.
Các trader có thể tham khảo qua một vài chia sẻ hữu ích trước khi tham gia vào thị trường cổ phiếu như sau:
- Lựa chọn cho mình một mô hình giao dịch phù hợp và tuân thủ nguyên tắc để áp dụng chúng một cách đầy hiệu quả.
- Tham khảo qua các mẫu biểu đồ cơ bản của Thomas Bulkowski để dễ dàng nhận diện tín hiệu trong thị trường tiềm năng.
- Thiết lập điểm dừng lỗ sao cho hợp lý nhất để hạn chế tối đa thiệt hại và rủi ro khi thị trường có sự biến động.
- Hạn chế mua các cổ phiếu có mức giá thấp hơn so với mức giá đã mua ban đầu.
Như vậy, có thể thấy sau khi tìm hiểu về Dan Zanger là ai, trader sẽ thấy được rằng con đường đầu tư chứng khoán của ông là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự thông minh, kỷ luật và tầm nhìn xa của mình mà Dan Zanger đã từng bước thành công và trở thành nhà giao dịch, nhà đầu tư vĩ đại và có tầm ảnh hưởng trong thị trường chứng khoán. Với phương pháp giao dịch của mình, Dan Zanger cũng đã giúp rất nhiều trader non trẻ thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận thị trường. Chính vì vậy mà sanforex hy vọng rằng bài viết này mang đến cho các trader những kiến thức hữu ích và thú vị nhất.
Xem thêm:
Nên hay không nên giao dịch ngược theo lời khuyên của Jim Cramer
Thông tin chung về John Arnold và Quỹ đầu cơ Centaurus Energy
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.