Chỉ số ROE (Return on Equity) là một trong những công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng trong quá trình đánh giá hiệu suất tài chính. Vậy ROE là gì và nó có vai trò như thế nào trong thị trường hiện tại? Hiểu đơn giản, bạn có thể xem ROE là công cụ hỗ trợ đánh giá khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu. Hiểu được chỉ số ROE là gì, bạn nhận định được chính xác doanh nghiệp để đầu tư hiệu quả.
ROE là gì?
Chỉ số ROE là gì? ROE là cái tên viết tắt của cụm từ Return On Equity, là một thước đo quan trọng mà nhiều nhà đầu tư tin dùng để đánh giá hiệu suất tài chính doanh nghiệp trên thị trường. Chức năng của ROE là hỗ trợ phân tích lợi nhuận mà mỗi đồng vốn chủ sở hữu mang lại. Nó không chỉ đo lường khả năng sinh lời, mà còn thể hiện sự hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.
Chỉ số ROE cung cấp cái nhìn sâu rộng về khả năng tạo ra giá trị từ vốn chủ sở hữu, làm nổi bật sự hiệu quả hay không hiệu quả của quá trình quản lý vốn. Ngoài ra, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về tiềm năng đầu tư của mỗi danh mục đầu tư. Nhờ những điều này mà các Trader sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đầy chiều sâu.
Công thức tính chỉ số ROE chuẩn xác
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu công thức tính toán chỉ số ROE. Xác định được ROE sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Cách tính ROE cụ thể như sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi đã thanh toán tất cả các khoản thuế bắt buộc. Giá trị lợi nhuận sau thuế là thước đo phản ánh chính xác nhất khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị này thường được trích xuất từ mã thứ 60 của Báo cáo tài chính cuối năm, được quy định bởi Bộ Tài Chính trong thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016.
- Vốn chủ sở hữu: Phần vốn đầu tư mà doanh nghiệp nhận được từ cổ đông công ty hoặc những người nắm giữ cổ phần, những người góp vốn, cổ phiếu, thặng dư cổ phần…. Thông tin về vốn chủ sở hữu được hiển thị ở mã thứ 40 bảng báo cáo tài chính, tuân theo quy định của Bộ Tài Chính trong thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016.
Chỉ số ROE mang đến những ảnh hưởng tích cực gì trong thị trường tài chính?
Ngoài việc đo lường khả năng hoạt động của các doanh nghiệp, ý nghĩa của chỉ số Return On Equity là gì quan trọng trong việc đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn? Theo tính chất của chỉ số này, nó thể hiện rằng nguồn vốn bạn đang đầu tư có hiệu quả hay không? Một ROE cao phản ánh sự tích cực của doanh nghiệp, cho thấy họ đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Nếu chỉ số ROE duy trì giá trị cao trong thời gian dài, cụ thể là khoảng vài năm liền tức là doanh nghiệp đang ngày phát triển mạnh mẽ và có vị thế vững chắc trên thị trường.
ROE cũng là một công cụ hữu ích cho những người quản lý doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vững mạnh trong dài hạn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư và ngân hàng cũng có thể sử dụng ROE để đưa ra chiến lược đầu tư tốt nhất. Cụ thể:
- ROE cao phản ánh rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả, có thể duy trì chiến lược hiện tại.
- Ngược lại, ROE thấp chỉ ra rằng chiến lược kinh doanh có vấn đề, đòi hỏi sự điều chỉnh từ đội ngũ cấp cao của doanh nghiệp.
- Chỉ số ROE hỗ trợ nhà đầu tư so sánh và đánh giá tiềm năng của các cổ phiếu trong cùng lĩnh vực, giúp nhà đầu tư có những quyết định đầu tư thông thái.
- Ngân hàng cũng có thể sử dụng chỉ số ROE để xem xét về việc cấp vốn vay cho các doanh nghiệp.
Chỉ số ROE đạt giá trị bao nhiêu là thích hợp?
Như đã chia sẻ, mức ROE càng cao thể hiện rằng doanh nghiệp đang có chiến lược kinh doanh đầy hiệu quả và tiềm năng. ROE dương thể hiện sự phát triển tích cực với các dự án đầu tư mang lại tiềm năng lợi nhuận. Ngược lại, ROE âm cho thấy công ty đang gặp khó khăn và có thể đối mặt với các vấn đề khác nhau, điển hình như thua lỗ và các dự án phi lợi nhuận sau khi trừ các điều khoản thuế bắt buộc.
Nhiều người sẽ muốn biết chỉ số ROE bao nhiêu là tốt để tối ưu hóa chỉ số của mình lên con số đó. Tuy nhiên, giá trị lý tưởng của chỉ số ROE vẫn chưa thể định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà đầu tư Warren Buffett và William O’Neil, ông thể hiện rằng khi chỉ số ROE vượt quá 15% hoặc bằng tỷ lệ này trong 3 năm liên tiếp thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên, nếu muốn xem xét doanh nghiệp toàn diện, Traders cần phải xem xét nó dưới nhiều góc nhìn. Điển hình như so sánh lãi suất các ngân hàng hoặc tìm hiểu về những doanh nghiệp chung lĩnh vực.
Khi kinh doanh chung ngành nghề, khi ROE của doanh nghiệp thể hiện giá trị thấp hơn hoặc bằng 15% nhưng vẫn cao hơn một số đối thủ khác trong cùng ngành. Giá trị này vẫn được coi là một tín hiệu tích cực. Các nhà đầu tư cần phải biết rằng, mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều sẽ có giá trị vốn góp khác nhau. Do đó mà tiêu chuẩn của chỉ số ROE trên thị trường không hề cố định mà dựa vào tùy lĩnh vực để đánh giá. Và để đánh giá ROE chính xác, các nhà đầu tư cần phải xem xét góc nhìn dưới nhiều yếu tố để đánh giá được chính xác nhất.
Ảnh hưởng của ROE đối với từng đối tượng cụ thể
Doanh nghiệp
Chỉ số ROE mang đến một cái nhìn toàn diện với nhiều cái nhìn khác nhau trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp những nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn sâu rộng về việc sử dụng nguồn vốn và hiểu rõ hơn về những điểm ưu nhược của từng chiến lược đầu tư. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo phát triển doanh nghiệp vững bền bằng cách đưa ra những chiến lược đầy hiệu quả.
Nhà đầu tư
Chỉ số ROE không chỉ là một công cụ lý tưởng để nhà lãnh đạo đưa ra quyết định về việc đầu tư cho các dự án, mà còn là một tiêu chí hiệu quả để so sánh tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những công ty có ROE cao thường sẽ nhận được những đánh giá tích cực và được các nhà giao dịch ưu tiên đầu tư hơn. Bởi vì chỉ số ROE phản ánh rằng doanh nghiệp của họ đang có quy trình kinh doanh ổn định và mang lại lợi nhuận khả quan.
Ngân hàng
Những ngân hàng sử dụng chỉ số ROE như một công cụ đắc lực để xem xét cụ thể các doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên cho họ vay hay không? Cụ thể, những doanh nghiệp sở hữu chỉ số ROE lớn thường được nhận xét tốt và có cơ hội được ngân hàng cho vay vốn cao hơn. Bởi ngân hàng nhận thấy được năng lực thanh toán của những doanh nghiệp này trong tương lai.
Việc này thể hiện được lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp này tạo ra tương đối cao. Trái ngược với viễn cảnh này là những doanh nghiệp có chỉ số ROE tương đối thấp. Hầu hết những doanh nghiệp sở hữu ROE thấp sẽ không được ngân hàng đánh giá tốt và sẽ gặp khó khăn trong việc ngân hàng xem xét cho vay nợ.
Những điều chưa hoàn thiện của chỉ số ROE
Mỗi công cụ tài chính đều có tính hai mặt và ROE cũng tương tự như vậy. Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế thị trường nhưng ROE vẫn không thể toàn diện mà đi kèm với những khiếm khuyết cần được điều chỉnh. Nội dung về của những nhược điểm của chỉ số ROE như sau:
Return on Equity thay đổi khi lợi nhuận biến động
Một trong những khiếm khuyết còn thiếu sót của chỉ số ROE là sự biến động nếu lợi nhuận có sự thay đổi. Điều này hoàn toàn dễ giải thích khi mà chỉ số ROE được tính bằng công thức lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Nếu có biến động đột ngột trong lợi nhuận sau thuế, ROE sẽ phản ánh điều này ngay lập tức. Sự biến động cao của ROE làm tăng mức độ khó khăn trong việc xây dựng hình thức đầu tư chính xác cho doanh nghiệp. Đối với Traders và ngân hàng, sự biến động này cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
ROE dễ dàng bị doanh nghiệp thay đổi
Đối với mọi doanh nghiệp, việc sở hữu một chỉ số ROE tốt là nguồn động viên của các nhà lãnh đạo khi thực hiện giao dịch kinh doanh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Chỉ số này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thu hút đầu tư và vấn đề xoay vốn từ ngân hàng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì chỉ số ROE ở mức cao, ít nhất là bằng hoặc hơn 15%.
Tuy nhiên, để duy trì một ROE cao, nhiều doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp tác động trực tiếp lên chỉ số này. Điển hình như việc giảm giá trị cổ phần thông qua mua lại cổ phiếu, thay vì tăng trưởng doanh số bán hàng hay cải thiện hiệu suất hoạt động. Điều này có thể dẫn đến việc ngân hàng và nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đưa nhận xét năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa cổ phiếu và sự tăng giảm của ROE
Một yếu điểm nữa mà các nhà đầu tư nên đặc biệt cân nhắc là khả năng thay đổi chỉ số khi thực hiện tiến trình mua cổ phiếu quỹ. Quá trình này có thể dẫn đến giảm lượng cổ phiếu đang phát hành, gây sụt giảm vốn chủ sở hữu. Nếu lợi nhuận sau thuế duy trì ổn định trong khi vốn chủ sở hữu giảm, chỉ số ROE sẽ tăng cao, tạo ra một hiệu ứng không chính xác về hiệu suất thực sự của doanh nghiệp. Điều này làm cho các nhà đầu tư đánh giá tình hình tài chính phức tạp và không chuẩn xác.
Vì sao chỉ số Return on Equity lại cao hơn bình thường?
Doanh nghiệp sở hữu chỉ số ROE cao dĩ nhiên là một tín hiệu tích cực, đặc biệt là khi lợi nhuận sau thuế cao hơn nhiều lần so với giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu như chỉ số ROE cao đột biến sẽ dẫn đến nhiều rủi ro đáng lo ngại. Do đó, muốn quan sát ROE chính xác đòi hỏi bạn phải cẩn trọng và đánh giá nó dưới nhiều khía cạnh khi giá trị của nó vượt mức quá cao. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến ROE cao hơn bình thường:
Lợi nhuận của doanh nghiệp không thể hiện được sự tương đồng hoặc xấp xỉ nhau
Một trong những lý do giải thích chỉ số ROE cao là lợi nhuận không đồng nhất. Nghĩa là doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh tốt hoặc thường xuyên gặp khó khăn, không thể đạt được lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài. Những khoản lỗ này thường được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của nguồn vốn, đặc biệt là tại danh mục giữ lại lỗ.
Khi doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ, vốn cổ đông giảm do lỗ âm. Nếu trạng thái này kéo dài trong nhiều năm, vốn chủ sở hữu có thể giảm mạnh. Khi doanh nghiệp phục hồi và bắt đầu đạt được lợi nhuận trở lại, vốn chủ sở hữu trở nên nhỏ do nhiều năm trước đó kinh doanh thua lỗ. Điều này dẫn đến việc ROE tăng lên một cách không bình thường và không thể hiện được hiệu suất kinh doanh chính xác của doanh nghiệp.
Đến từ sự dư nợ
Một nguyên nhân khác có thể làm tăng ROE vượt trội chính là ảnh hưởng của việc dư nợ. Trong tình huống này, doanh nghiệp quyết định vay một lượng lớn tiền với lãi suất cao có thể nâng giá trị chỉ số ROE. Điều này đặt ra rủi ro khi ROE cao chỉ là do doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận của mình để trả lãi vay, chứ không phải do năng suất kinh doanh tăng lên. Nếu như doanh nghiệp gánh khoản nợ khổng lồ, vốn chủ sở hữu ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Do thu nhập ròng
Chỉ số ROE có thể phản ánh không chính xác trong trường hợp doanh nghiệp lỗ ròng hay giá trị vốn chủ sở hữu âm. Điều này đặt ra những thách thức trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư và người quản lý cần cẩn trọng để tránh những đánh giá không chính xác đối với những công ty có giá trị ROE cao bất thường.
Ví dụ rõ nét nhất về chỉ số Return on Equity trong thị trường thực tế
Chỉ số ROE của Vinamilk thể hiện sự bền vững, có vị thế của doanh nghiệp
Từ biểu đồ, Traders thấy được rằng mức ROE của Vinamilk duy trì ổn định từ năm 2015 đến 2018, với giá trị luôn lớn hơn hoặc bằng 30%. Giá trị mỗi năm lần lượt là: 37.13%, 43.22%, 44.42%, 40.7%. Điều này cho thấy Vinamilk đã sử dụng nguồn vốn đầy hiệu quả và có được vị thế vững mạnh trên thị trường.
Nhờ vào chỉ số ROE, giá trị cổ phiếu của Vinamilk cũng được đánh giá cao và ngày càng tăng lên. Điều này thu hút các nhà đầu tư dài hạn. Ngoài ra, những cổ phiếu như TTT, MWG cũng sở hữu hệ số ROE tương đối ổn định, hỗ trợ Traders lựa chọn được danh mục đầu tư phù hợp để đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Chỉ số Return on Equity của tập đoàn FLC cho thấy một sự đầu tư không dài hạn
Thông qua biểu đồ, có thể thấy rằng chỉ số ROE của tập đoàn FLC thường thể hiện thấp hơn 15% từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2019. Điều này cho thấy FLC không thật sự kinh doanh hiệu quả và việc sử dụng nguồn vốn của công ty không quá tốt. Tuy nhiên, nếu phân tích tích cực, có thể thấy rằng FLC vẫn còn điểm sáng là khả năng tăng trưởng. Nhưng nó vẫn chưa phải là một ưu điểm đủ lớn để thể hiện tình trạng kinh doanh của FLC. Nếu xét tổng quan, có thể kết luận rằng FLC là công ty phù hợp phong cách lướt sóng chứ không phải là doanh nghiệp lý tưởng để đầu tư dài hạn.
Tìm hiểu chỉ số ROA và Return On Equity
Chỉ số ROA
Các nhà đầu tư thường kết hợp cả hai chỉ số: ROE và ROA để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Chỉ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận đã khấu trừ thuế chia cho toàn bộ giá trị tài sản. Nếu so sánh giữa ROE và ROA, có thể thấy rằng ROE sử dụng vốn chủ sở hữu nhưng ROA lại chịu ảnh hưởng từ giá trị tài sản. Cũng vì chính sự khác biệt này mà khi kết hợp 2 chỉ số này với nhau, sẽ cho ra một bức tranh toàn diện về các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường.
Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA
Mức đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp có thể thay đổi tùy thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong đó, một doanh nghiệp có năng lực phát triển nhanh chóng và vững mạnh sẽ sở hữu chỉ tỷ lệ đòn bẩy thấp.
Ví dụ, một doanh nghiệp báo cáo chỉ số ROE và ROA lần lượt là 30% và 5%. Doanh nghiệp này sẽ có năng lực cạnh tranh yếu hơn so với doanh nghiệp khác cùng ngành với chỉ số ROE = 20% và ROA = 15%. Trong lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, ROE có thể cao và ROA thấp. Bởi vì tính chất của ngân hàng là lấy tiền gửi của khách hàng để cho người khác vay hoặc thực hiện đầu tư. Chính vì vậy mà hai chỉ số này có sự chênh lệch tương đối lớn với nhau. Sự chênh lệch này tạo ra sự khác biệt rõ rệt về lợi suất. Vì vậy mà việc xem xét cả hai chỉ số là điều cần thiết của các nhà đầu tư khi đánh giá hiệu suất doanh nghiệp.
Những yếu tố tác động trong chỉ số ROE
Công thức ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Từ công thức này, có thể thấy rằng để tăng giá trị Return On Equity, các nhà quản lý cấp cao sẽ tập trung vào việc cải thiện một trong ba yếu tố quan trọng trên. Đây là một góc độ nhìn độc đáo mà các nhà đầu tư có thể xem xét trước khi thực hiện đầu tư. Dưới đây là cách để các yếu tố này có thể được tối ưu hóa:
- Lợi nhuận biên: Lợi nhuận biên được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu. Các doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận biên bằng cách tối thiểu chi phí và nâng giá trị doanh thu.
- Vòng quay tài sản: Công thức tính của vòng quay tài sản bằng cách lấy doanh thu chia cho tài sản. Nếu muốn tối ưu hóa chỉ số này, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc quản lý và tận dụng tài sản hiệu quả để tạo ra doanh thu cao, nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh.
- Đòn bẩy tài chính: Yếu tố này liên quan đến việc sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản doanh nghiệp. Công thức tính đòn bẩy là tài sản chia cho vốn chủ sở hữu. Ngoài cách này, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa đòn bẩy tài chính bằng cách đảm bảo rằng lợi nhuận thu được thông qua việc sử dụng vốn vay lớn hơn chi phí vay.
Kết luận
Khái niệm ROE là gì là một điều cần thiết đối với nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong thị trường tài chính. Đối với doanh nghiệp, nó là biểu trưng cho sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời. Với nhà đầu tư, nó là công cụ hỗ trợ trong việc ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, ROE cũng có những điểm chưa thật sự toàn diện. Đó là chỉ tập trung vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu, bỏ qua một số yếu tố khác như tình hình nợ, thanh khoản, và rủi ro tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc ROE có thể cao nhưng không thể hiện được toàn bộ thách thức tài chính công ty đang gặp phải. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư cần cẩn trọng xem xét chỉ số dưới nhiều góc nhìn để đảm bảo quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.
Xem thêm:
Điểm mạnh và yếu khi sử dụng chỉ số ROA trong đầu tư
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.